Mặc dù là bệnh hô hấp phổ biến nhưng muốn điều trị viêm amidan dứt điểm, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân để chữa từ gốc. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ những nguyên nhân viêm amidan và giải pháp giúp bạn giảm đau họng, phòng tránh tái phát.
Nguyên nhân viêm amidan là gì?
Viêm amidan là tình trạng các khối amidan bị viêm. Amidan là hai mô mềm, nhỏ nằm ở hai bên phía sau của cổ họng. Nhiệm vụ của amidan là ngăn chặn, bẫy các loại vi trùng gây bệnh cho cơ thể bằng cách tạo ra tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, chính chức năng này có thể làm cho amidan đặc biệt dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
Như vậy, virus, vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm amidan. Trong đó, vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm amidan là Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A) - thủ phạm của bệnh viêm họng hạt. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, virus là tác nhân gây viêm amidan chủ yếu. Những vi sinh vật này có thể có sẵn trong khoang miệng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc đến từ các bệnh hô hấp như cúm, viêm họng... trước đó. Tuy amidan có vai trò chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhưng khi một lượng lớn các yếu tố gây hại tấn công, chức năng bảo vệ của amidan sẽ suy yếu, dẫn đến viêm nhiễm.
Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm amidan
Các yếu tố làm tăng nguy cơ amidan bị viêm
Bên cạnh virus, vi khuẩn thì một loạt yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm amidan, bao gồm:
- Tuổi: Viêm amidan thường ảnh hưởng đến trẻ em nhất và gặp nhiều ở trẻ từ 5-15 tuổi.
- Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi, hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị các yếu tố lạ xâm nhập.
- Đang mắc các bệnh hô hấp khác: Nếu đang bị nhiễm trùng hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản… virus, vi khuẩn có thể lan sang amidan gây viêm.
- Lối sống không lành mạnh: Ăn đồ cay nóng, hút thuốc lá hay lạm dụng rượu bia đều có thể làm tổn hại amidan, lâu ngày dẫn đến viêm nhiễm.
- Tiếp xúc với chất độc hại: Những người sống trong môi trường ô nhiễm thường xuyên hít phải khói bụi, hóa chất rất dễ làm amidan bị tổn thương.
>>> XEM THÊM: Triệu chứng viêm amidan - Nhận biết sớm để giảm đau họng, khó nuốt
Cách chữa viêm amidan hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng
Ngay khi có các biểu hiện của viêm amidan, bạn nên điều trị sớm để làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tái phát.
Điều trị từ nguyên nhân gây viêm amidan
Tùy vào nguyên nhân viêm amidan, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị giúp giảm nhanh các triệu chứng đau họng, khó nuốt và ngăn chặn viêm amidan lan rộng.
- Viêm amidan do virus: Điều trị triệu chứng là chủ yếu bằng cách vệ sinh răng miệng, súc họng với nước muối, uống nhiều nước, sử dụng viên ngậm. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc giảm đau chống viêm thông thường như paracetamol, ibuprofen, alpha choay để giảm sưng đau họng tạm thời.
- Viêm amidan do vi khuẩn: Bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để điều trị và phòng ngừa biến chứng. Đối với từng trường hợp sẽ kết hợp một số thuốc khác như giảm ho, long đờm. Các kháng sinh thường được chỉ định cho bệnh viêm amidan là nhóm beta lactam (penicillin, amoxicillin) hoặc macrolid.
- Viêm amidan do mắc các bệnh hô hấp khác: Cần điều trị dứt điểm các bệnh sẵn có để hạn chế nhiễm trùng lan rộng gây viêm amidan.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm viêm nhiễm ở amidan
>>> XEM THÊM: 5 thảo dược tuyệt vời cho viêm amidan, bạn muốn biết không?
Thay đổi lối sống giúp hạn chế nguy cơ
Một lối sống lành mạnh không thể chữa khỏi viêm amidan nhưng sẽ góp phần làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa rủi ro và nâng cao thể trạng giúp chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài.
- Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Tránh dùng chung thức ăn, ly uống hoặc đồ dùng với người khác.
- Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm amidan.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ sẽ kích thích amidan và ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Ngừng hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu bia và thức uống có cồn để không làm viêm amidan nặng hơn.
- Tập luyện thể thao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ miễn dịch hô hấp.
Nâng cao sức đề kháng của amidan bằng sản phẩm tốt cho hệ hô hấp
Gốc rễ của viêm amidan là suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu. Do đó, để giảm viêm amidan và kiểm soát bệnh hiệu quả, bạn cần các biện pháp củng cố hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe toàn trạng của cơ thể. Nắm được điều này, các sản phẩm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện viêm amidan cho người bệnh. Trong đó, sản phẩm Tiêu Khiết Thanh là giải pháp đã và đang được tin dùng hơn 10 năm qua.
Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính từ cây rẻ quạt đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc năm 2015 đã phát hiện ra trong thân rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất như glucozit belamcandin, shekanin, glucozit iridin, irisfloretin, tectoridin được ví như kháng sinh thực vật. Nhờ đó, rẻ quạt đặc biệt hiệu quả với các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, giúp giảm ho, đau họng tự nhiên. Ngoài ra, Tiêu Khiết Thanh còn được bổ sung thêm các thảo dược khác gồm bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng hô hấp, phòng tránh viêm amidan tái phát.
Tiêu Khiết Thanh giúp giảm sưng đau họng do viêm amidan, phòng tránh tái phát
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Tiêu Khiết Thanh đã được đông đảo người bệnh lựa chọn để cải thiện viêm amidan. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chị Thư (Hà Nội) qua video dưới đây:
Đặc biệt, theo khảo sát của tạp chí kinh tế Việt Nam, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.
Hiểu rõ nguyên nhân viêm amidan là bạn đã có được thành công bước đầu trong việc cắt cơn đau họng khó chịu. Tin rằng, với sự chăm sóc tích cực và sử dụng Tiêu Khiết Thanh, bệnh viêm amidan sẽ sớm bị đẩy lùi.
Nếu có thắc mắc thêm về bệnh viêm amidan, bạn có thể bình luận ở bên dưới để được được giải đáp.
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/tonsillitis#home-remedies
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/symptoms-causes/syc-20378479
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21146-tonsillitis