Khi nào cắt amidan cho trẻ em?

Bé nhà tôi năm nay 10 tuổi, bé bị viêm amidan đã khá lâu. Cứ hôm nào trở trời, hoặc đi chơi la hét nhiều là về bé lại bị tái phát. Người nóng sốt, ngạt mũi, khạc đàm, đau rát họng, khàn tiếng. Tôi có nên cho bé cắt amidan không ạ?
Trả lời:

Chào bạn,

Quả thật viêm amidan là căn bệnh gây lắm rắc rối và phiền phức bởi triệu chứng đau, vướng họng, sốt cứ tái đi tái lại nên người bệnh muốn cắt quách nó đi

Amidan là tổ chức nằm 2 bên thành họng có chức năng bảo vệ đường thở và đường ăn khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây hại. Một khi amidan bị cắt đi, có nghĩa là chức năng đó không còn và các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công đường hô hấp hơn. Thông thường amidan thường được chỉ định cắt nếu bị viêm nhiễm gây ra những triệu chứng khó chịu. Viêm amidan gồm 2 dạng: viêm amidan cấp và viêm amidan mạn tính.

Khi nào nên cắt amidan:

Đối với viêm amidan cấp tính: là giai đoạn đầu khi amidan bị nhiễm khuẩn. Lúc này chưa áp dụng biện pháp cắt bỏ, mà chỉ cần:

– Dùng các thuốc giảm đau, hạ nhiệt hay các bài thuốc dân gian như bồ công anh, rẻ quạt,… để giảm viêm amidan hiệu quả và an toàn hơn.

– Nghỉ ngơi và có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý: tránh thực phẩm lạnh, cay nóng,…

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng dung dịch nước muối ấm loãng hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.

– Dùng thuốc kháng sinh để kháng viêm,…

Đối với viêm amidan mạn, tiến triển phức tạp có thể sẽ được chỉ định cắt nếu có đủ 6 điều kiện dưới đây:

1. Viêm Amidan mạn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm. Viêm Amidan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.

2. Ápxe quanh Amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.

3. Viêm Amidan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần.

4. Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.

5. Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan.

6. Có thể cắt amidan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt Amidan khi Amidan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.

Chú ý: Không được cắt Amidan ở những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…).

Trì hoãn cắt amidan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…

Ưu tiên điều trị bằng thảo dược trước khi quyết định cắt amidan.

Một khi amidan bị cắt đi, có nghĩa là chức năng đó không còn và các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công đường hô hấp hơn. Vì vậy mục tiêu đặt ra là cần bảo tồn amidan, nuôi dưỡng và làm lành các tổn thương và tránh tái phát cơn cấp. Các giải pháp từ thuốc tây, các loại kháng sinh, kháng viêm dường như chỉ dừng lại ở tác dụng cải thiện triệu chứng. Vì vậy xu hướng lựa chọn đông y được xem là giải pháp toàn diện vừa làm giảm triệu chứng đồng thời tác động sâu vào căn nguyên nên cho hiệu quả tối đa.

Một thảo dược điển hình được mệnh danh là “kháng sinh thực vật” có tác dụng ức chế vi rút, kháng khuẩn tiêu viêm được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao đó chính là rẻ quạt. Hiện nay, để tăng cường hiệu quả và tiện cho việc sử dụng, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính, kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng đồng thời áp dụng theo dây chuyền hiện đại bào chế thành dạng viên nén tiện dùng mang tên Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có tác dụng giảm triệu chứng sốt, đau họng, giảm viêm và đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, ngăn chặn bệnh tái phát.

Với trường hợp bé nhà, trước tiên bạn nên cho bé sử dụng một đợt thảo dược Tiêu Khiết Thanh vừa làm giảm triệu chứng vừa làm lành tổn thương và dọn sạch các hốc mủ do vi khuẩn trú ngụ. Nếu sau 3-6 tháng bệnh không thuyên giảm thì mới nên cân nhắc cắt cho cháu nhé.

Chúc cháu mau phục hồi sức khỏe.




Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.