Dùng kháng sinh điều trị viêm thanh quản là một cách hữu hiệu để đối phó với những triệu chứng khó chịu mà tình trạng này gây ra. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng sử dụng kháng sinh để giảm viêm ở thanh quản bởi cần dựa vào từng nguyên nhân cụ thể. Bài viết sau sẽ tổng hợp một số thuốc kháng sinh phổ biến trong điều trị viêm thanh quản để bạn đọc tham khảo.
Khi nào nên dùng kháng sinh điều trị viêm thanh quản?
Bên cạnh thuốc giảm đau, chống viêm thì kháng sinh cũng là thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm thanh quản. Thực tế, hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là do virus nên kháng sinh ít khi được sử dụng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, sử dụng kháng sinh điều trị viêm thanh quản là việc cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng viêm lan rộng, phòng ngừa biến chứng.
Để xác định viêm thanh quản do vi khuẩn hay virus buộc phải tiến hành xét nghiệm. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý uống thuốc kháng sinh điều trị viêm thanh quản nếu chưa có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, thuốc chỉ dùng cho giai đoạn cấp, không sử dụng đối với viêm thanh quản mạn tính.
Thuốc kháng sinh chỉ được dùng cho người bị viêm thanh quản do vi khuẩn
>>> XEM THÊM: Viêm thanh quản mạn tính kéo dài có nguy cơ trở thành ung thư không? Nên điều trị như thế nào?
Những thuốc kháng sinh điều trị viêm thanh quản phổ biến
Trong điều trị viêm thanh quản, các kháng sinh thường dùng là những nhóm có phổ tác dụng rộng, hấp thu nhanh, bao gồm:
Nhóm thuốc beta lactam
Beta lactam là kháng sinh rất hay được kê đơn khi bị nhiễm trùng hô hấp, trong đó có viêm thanh quản. Các thuốc kháng sinh nhóm này tạo phức bền vững với transpeptidase nhằm mục đích ức chế tạo vách vi khuẩn nhằm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn, từ đó làm giảm triệu chứng.
Đối với viêm thanh quản, nhóm kháng sinh beta lactam thường được ưu tiên lựa chọn penicillin và cephalosporin. Trong đó, amoxicillin, augmentin, cefuroxim, cefaclor, cefuroxim… là những kháng sinh hay gặp nhất.
Nhóm thuốc macrolid
Mặc dù có thể tiêu diệt được khá nhiều loại vi khuẩn, hấp thu tốt nhưng kháng sinh nhóm beta lactam lại dễ gây dị ứng. Lúc này, bác sĩ có thể thay thế sang các thuốc nhóm macrolid như azithromycin, roxithromycin, clarithromycin…
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh
Mỗi một thuốc khi điều trị ngoài vai trò chữa bệnh còn đi kèm với những tác dụng không mong muốn. Theo đó, điều trị viêm thanh quản bằng kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hóa: Bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào được đưa vào cơ thể đều có thể dẫn tới sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại, gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này nhẹ thì có thể tự khỏi được, nhưng nếu nặng sẽ gây viêm đại tràng, viêm kết tràng,… cần phải xử lý y tế.
- Suy giảm sức đề kháng: Khi uống thuốc kháng sinh chữa viêm thanh quản nhiều khiến cho sức đề kháng của cơ thể ngày càng kém, dễ bị mắc các bệnh do nhiễm khuẩn.
- Kháng thuốc: Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, giảm tác dụng và khiến cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn sau này.
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nghiêm trọng hơn có thể là gây sốt, nước tiểu sẫm màu, lú lẫn,…
Thuốc kháng sinh có thể gây đau đầu và các tác dụng phụ khác khi sử dụng
Lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị viêm thanh quản
Dùng kháng sinh điều trị viêm thanh quản là một việc cấp thiết nếu nguyên nhân đã được xác định rõ. Tuy nhiên, nếu dùng kháng sinh không đúng có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Để hạn chế các rủi ro trong quá trình dùng thuốc, bạn cần lưu ý một vài khía cạnh dưới đây:
- Uống thuốc theo đúng thời gian quy định (trung bình từ 7-10 ngày), không tự ý ngưng thuốc kể cả khi các triệu chứng đã biến mất.
- Không tự ý bẻ, cắn hay nghiền thuốc nếu chưa có chỉ định vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
- Trong trường hợp quên liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu nhớ ra khi đến gần thời điểm tiếp theo, bạn hãy bỏ qua và sử dụng theo đúng liệu trình.
- Luôn tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp hoặc tra cứu thông tin để nắm rõ về loại thuốc bạn sẽ uống.
- Tuyệt đối không dùng lại kháng sinh đã dùng ở đợt điều trị trước.
>>> XEM THÊM: Bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản hiệu quả, dễ làm nhất
Tiêu Khiết Thanh - Giải pháp thảo dược giúp giảm viêm thanh quản hiệu quả, an toàn
Cùng với việc dùng kháng sinh điều trị viêm thanh quản, thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng rất cần thiết. Điều này sẽ góp phần làm giảm sưng tấy ở thanh quản, từ đó cải thiện các triệu chứng ho, đau họng hay khàn tiếng khó chịu.
Ngày nay, nhiều người bị viêm thanh quản còn tìm đến các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược bởi tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng của phương pháp này. Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh với thành phần chính là rẻ quạt.
Nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, trong thân rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Vì thế, rẻ quạt đặc biệt phù hợp với những tình trạng viêm đường hô hấp, trong đó có viêm thanh quản.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng đều giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, những dược liệu này còn thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở thanh quản, cổ họng, phòng tránh tái phát.
Tiêu Khiết Thanh với thành phần nổi bật là rẻ quạt giúp giảm viêm thanh quản hiệu quả
Rất nhiều người bị viêm thanh quản đã lấy lại được sức khỏe, cải thiện giọng nói sau khi kết hợp Tiêu Khiết Thanh với các phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như cô Nguyễn Thị Thu (Gia Viễn - Ninh Bình) trong video dưới đây:
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
Tùy từng trường hợp và nguyên nhân cụ thể mà người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm thanh quản. Thay đổi lối sống, dùng thuốc theo đúng chỉ định kết hợp các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói, đẩy lùi cơn ho, đau rát họng khó chịu. Nếu bạn còn có thắc mắc về các thuốc điều trị viêm thanh quản trên, hãy bình luận ở bên dưới để được giải đáp.
Nguồn tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6486127/
https://emedicine.medscape.com/article/864671-followup#e3