Khàn tiếng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Khàn tiếng thường gặp ở người làm nghề nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng... Khàn tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu của viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, u nang, ung thư thanh quản cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Khàn tiếng là gì?

Khàn tiếng là tình trạng giọng nói bị thay đổi về âm sắc, thường đi kèm với khô và ngứa họng. Người bị khàn tiếng lâu ngày sẽ có giọng nói không được trong và mượt mà như bình thường, thay vào đó chất giọng nghe yếu, thô ráp, thều thào, rè và thậm chí mất hẳn tiếng hoàn toàn. 

Những triệu chứng trên của khàn tiếng bắt nguồn từ sự bất thường ở dây thanh (cặp dây nằm ở bên trong thanh quản). Khi bạn nói chuyện hoặc hát, phổi sẽ đẩy lên một luồng hơi và tác động đến các dây thanh, giúp phát ra tiếng. 

khan-tieng-thuong-gap-o-nguoi-lam-nghe-noi-nhieu-nhu-giao-vien-ca-si-phat-thanh-vien.webp

Khàn tiếng thường gặp ở người làm nghề nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên

Nguyên nhân nào gây ra khàn tiếng?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng như lạm dụng giọng nói, bệnh ở thanh quản, viêm đường hô hấp... nhưng nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch suy yếu (sức đề kháng giảm), niêm mạc họng vốn mỏng manh nên dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Đa phần các nguyên nhân đều ít nghiêm trọng và có xu hướng tự mất đi trong một thời gian ngắn. 

Nguyên nhân gây khàn tiếng thường gặp

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khàn tiếng, bao gồm:

- Cảm lạnh hoặc nhiễm vi – rút đường hô hấp trên (gồm họng, thanh quản, mũi). 

- Giọng nói bị lạm dụng quá mức, chẳng hạn như la hét hoặc nói quá nhiều, quá to trong một thời gian dài, gây quá tải dây thanh âm. Khàn tiếng thường gặp ở người làm nghề nói nhiều như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, cổ động viên, ca sĩ. Hiện nay, diễn giả cũng là đối tượng có tỷ lệ bị khàn tiếng, mất tiếng khá cao do các lớp học, cộng đồng chia sẻ online ngày càng nở rộ.

- Dị ứng.

- Tiêu thụ nhiều caffein và các đồ uống chứa cồn như rượu.

- Trào ngược dạ dày thực quản – tình trạng gây kích thích dây thanh âm khi axit trong dạ dày trào ngược lên họng. 

- Ho nhiều.

- Hít phải một số chất độc hại từ môi trường bên ngoài.

khan-tieng-do-nhiem-vi-rut-duong-ho-hap-tren.webp

Khàn tiếng do nhiễm vi rút đường hô hấp trên

Nguyên nhân gây khàn tiếng ít gặp 

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, khàn tiếng cũng có thể bắt nguồn từ một số yếu tố ít phổ biến hơn sau đây: 

- Tổn thương thực thể tại dây thanh: Hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang thanh quản. 

- Một số bệnh về tuyến giáp. 

- Phình động mạch chủ ngực – một phần của động mạch chủ bị phình to.  

- Chấn thương họng thanh quản. 

- Suy yếu thần kinh hoặc cơ gây suy giảm chức năng của thanh quản.

>>> Xem thêm: Top 10 nguyên nhân gây khàn tiếng và cách điều trị hiệu quả

Khàn tiếng có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Nhìn chung, khàn tiếng không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể diễn tiến trầm trọng và khó điều trị hơn. Trong một vài trường hợp, khàn tiếng còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tiềm ẩn như: Viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh… thậm chí ung thư thanh quản. 

Vì vậy, bạn cần thận trọng nếu khàn tiếng đi kèm với những biểu hiện sau:

- Ho ra máu.

- Khó thở.

- Khó nuốt.

- Cơn sốt kéo dài dù đã sử dụng thuốc hạ sốt hoặc áp dụng biện pháp lau mát.

- Tình trạng đau họng và cổ ngày càng tăng.

- Chảy nước miếng (đối với trẻ em bị khàn tiếng).

kho-tho-la-dau-hieu-thuong-gap-cua-khan-tieng.webp

Khó thở là dấu hiệu thường gặp của khàn tiếng

Cách điều trị khàn tiếng hiệu quả nhất

Các biện pháp chữa trị khàn tiếng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề này. Dưới đây là những biện pháp xử trí khàn tiếng được áp dụng rộng rãi hiện nay. 

Điều trị tại thanh quản

- Xông hơi họng với nước nóng kết hợp thuốc hoặc tinh dầu. 

- Sử dụng ống khí dung qua đường miệng, mũi hoặc mặt nạ úp che mũi miệng. Người bị khàn tiếng cần giữ hơi thở dài và sâu để thuốc có thể đi vào thanh quản. Loại thuốc được sử dụng sẽ phụ thuộc vào yêu cầu điều trị, thường gồm khí dung với corticoid hoặc dung dịch kháng sinh. 

- Chấm thuốc vào tầng thanh môn thông qua một que bông có thấm dung dịch corticoid hoặc thuốc kháng sinh. 

- Bơm thuốc lên mặt 2 dây thanh quản bằng kim tiêm. 

Điều trị khàn tiếng bằng thuốc uống

Bệnh nhân khàn tiếng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh diệt khuẩn, thuốc giảm viêm và chống phù nề. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nâng cao thể trạng bằng cách uống vitamin B và C. 

Điều trị khàn tiếng bằng phẫu thuật 

Các phương pháp phẫu thuật cho tình trạng khàn tiếng thường bao gồm:

- Lấy bỏ những tổn thương và giả mạc (nếu có).

- Cắt bỏ dây thanh, bỏ một phần hoặc toàn phần thanh quản. 

- Loại bỏ khối u trực tiếp hoặc gián tiếp. 

dieu-tri-khan-tieng-bang-phau-thuat.webp

Điều trị khàn tiếng bằng phẫu thuật

>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách chữa khàn tiếng hiệu quả và phổ biến nhất

Một số biện pháp phòng ngừa khàn tiếng

Để bảo vệ dây thanh quản, thanh âm và phòng ngừa hiệu quả tình trạng khàn tiếng, bạn cần thực hiện một số thay đổi nhất định trong hành vi cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình, cụ thể: 

- Dừng hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc thụ động. Việc hít nhiều khói thuốc lá được xem là tác nhân hàng đầu gây kích thích thanh quản và dây thanh âm, dẫn đến tình trạng khô rát họng. Hơn nữa, hút thuốc lá thường xuyên cũng là một yếu tố chính dẫn đến bệnh ung thư thanh quản. 

- Cung cấp đầy đủ chất lỏng cho cơ thể (ít nhất 2 lít nước). Thói quen lành mạnh này sẽ giúp làm loãng các chất nhầy gây khó chịu ở trong cổ họng và giúp họng không bị khô. 

- Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các loại đồ uống gây mất nước, đặc biệt là rượu và cà phê. 

- Tránh la hét, nói quá to hoặc sử dụng giọng nói quá nhiều. 

- Giữ ẩm không khí trong nhà bằng máy tạo độ ẩm. 

- Giữ ấm cơ thể và giữ vệ sinh sạch sẽ trong thời tiết lạnh. 

- Hạn chế hắng giọng để tránh làm kích thích dây thanh. 

dung-hut-thuoc-la-giup-ngan-ngua-khan-tieng.webp

Dừng hút thuốc lá giúp ngăn ngừa khàn tiếng  

Ngoài những biện pháp phòng ngừa khàn tiếng trên, các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cũng khuyến nghị bạn nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên như Tiêu Khiết Thanh.

Với thành phần chính là rẻ quạt, cùng những thảo dược quý giá khác như bồ công anh, bán biên liên và sói rừng, Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả các tình trạng khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản, viêm họng hoặc viêm amidan. 

Bên cạnh đó, sản phẩm Tiêu Khiết Thanh cũng được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, làm trong sáng giọng nói và giảm các triệu chứng khó chịu như ho, viêm thanh quản, viêm phế quản và khàn tiếng. 

Khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh dưới dạng viên nén, bạn nên uống liên tục một đợt từ 2 – 3 tháng và ngày uống 2 – 3 viên một lần (2 lần/ngày) để đạt được lợi ích tốt nhất mà sản phẩm mang lại. 

giam-khan-tieng-bang-tieu-khiet-thanh.jpg

Cải thiện khàn tiếng bằng Tiêu Khiết Thanh 

Ngoài dạng viên nén, hiện nay Tiêu Khiết Thanh cũng được bào chế dưới dạng cốm, với những thành phần nổi bật như cao biên liên, cao bồ công anh, cao xạ can, cao sói rừng, cao cỏ lào, cao kinh giới, vitamin C, vitamin D3 và kẽm gluconate. 

Sử dụng Cốm Tiêu Khiết Thanh liên tục 1 – 3 tháng có thể giúp tăng sức đề kháng, đồng thời giảm ho, tiêu đờm và giảm sưng đau họng do viêm đường hô hấp trên gây ra. 

Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh dạng cốm có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn với liều dùng cụ thể như sau:

- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Uống 1 gói 1 ngày. 

- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: 1 ngày uống 2 lần và mỗi lần một gói

- Trẻ từ 5 – 12 tuổi: 1 ngày uống 2 lần và mỗi lần 2 gói. 

- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: 1 ngày uống 2 lần và mỗi lần 3 gói. 

Do các thành phần trong Tiêu Khiết Thanh đều được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, nên sản phẩm đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng.

Khàn tiếng là một vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đôi khi, khàn tiếng là dấu hiệu cảnh bảo bạn đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm như ung thư thực quản. Do đó, khi có triệu chứng khàn tiếng lâu ngày, bạn nên đến khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị tình trạng này kịp thời.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/hoarse-voice 

https://www.healthline.com/health/hoarseness 

https://www.nidcd.nih.gov/health/hoarseness

banner-cuoi-bai.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.