Top 10 nguyên nhân gây khàn tiếng và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân khàn tiếng thường bắt nguồn từ những tình trạng như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, dị ứng,... Việc biết được nguyên nhân chính xác sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ điểm mặt top 10 nguyên nhân gây khàn tiếng phổ biến hiện nay.

Khàn tiếng là gì? 

Khàn tiếng là sự thay đổi bất thường trong giọng nói, có đặc trưng ngứa và khô cổ họng. Khi bị khàn tiếng, chất giọng có thể trở nên khàn, yếu và không thể tạo ra âm thanh mượt mà như bình thường. Triệu chứng này thường bắt nguồn từ vấn đề ở dây thanh âm hoặc liên quan đến tình trạng viêm thanh quản. 

khan-tieng-thuong-khien-giong-noi-tro-nen-yeu-va-khan-dac.webp

Khàn tiếng thường khiến giọng nói trở nên yếu và khàn đặc 

10 nguyên nhân chính gây khàn tiếng 

Nguyên nhân khàn tiếng thường khá đa dạng, có thể xuất phát từ bệnh lý, chấn thương hoặc thói quen sinh hoạt thường ngày. Dưới đây là 10 nguyên nhân gây khàn tiếng phổ biến nhất: 

Viêm thanh quản 

Viêm thanh quản được xem là nguyên nhân khàn tiếng thường gặp nhất. Khi bị viêm thanh quản, các nếp gấp thanh quản tạm thời sưng lên do bị dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. 

Tình trạng khàn tiếng do viêm thanh quản thường xảy ra chủ yếu ở những người có tính chất nghề nghiệp đòi hỏi phải nói to, nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên, nhân viên bán hàng, cổ động viên hoặc tư vấn viên. 

Viêm amidan, viêm họng 

Nguyên nhân khàn tiếng kéo dài cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng viêm amidan và viêm họng. 

Khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi sẽ khiến cho cổ họng dễ bị tổn thương, gây viêm họng, viêm amidan và dẫn đến triệu chứng khàn tiếng. Nếu không được xử lý sớm, khàn tiếng có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và công việc hàng ngày của người bệnh. 

viem-amidan-la-nguyen-nhan-gay-khan-tieng-pho-bien.webp

Viêm amidan là nguyên nhân gây khàn tiếng phổ biến 

Dị ứng

Khi bị dị ứng, người bệnh thường có các triệu chứng khó chịu như hắt xì hơi và chảy nước mũi. Lâu dần, dị ứng sẽ kích thích vùng cổ họng và khiến bệnh nhân bị khàn tiếng. 

Các tổn thương tại dây thanh quản 

Nốt, polyp và u nang là những khối u không phải ung thư có thể phát triển trên các nếp gấp thanh quản của bạn. Hầu hết sự hình thành của những u nang ở dây thanh quản là do ma sát hoặc áp lực quá lớn từ việc lạm dụng giọng nói. 

Vì vậy, những người thường xuyên phải nói lớn hoặc nói nhiều sẽ có nguy cơ bị u nang dây thanh quản cao hơn so với người khác. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến khàn tiếng và mất giọng. 

Trào ngược dạ dày thực quản 

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) còn được gọi là chứng ợ nóng, xảy ra khi axit trong dạ dày đi lên cổ họng. Đôi khi, các axit có thể trào ngược đến nếp gấp của dây thanh quản, gây ra tình trạng trào ngược họng thanh quản (LPR). 

Nhìn chung, trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân gây khàn tiếng khá phổ biến. Triệu chứng khàn tiếng thường có xu hướng tồi tệ hơn vào buổi sáng sớm. 

Ung thư

Nguyên nhân khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần có thể liên quan đến bệnh ung thư thanh quản, phổi, cổ họng, tuyến giáp hoặc u lympho. Ngoài ra, ung thư di căn từ phổi, vú hoặc các khu vực khác của cơ thể khi lan đến vùng giữa phổi có thể gây chèn ép lên dây thần kinh thanh quản và dẫn đến tình trạng khàn tiếng. 

khan-tieng-keo-dai-co-the-bat-nguon-tu-benh-ung-thu-thanh-quan.webp

Khàn tiếng kéo dài có thể bắt nguồn từ bệnh ung thư thanh quản 

Thói quen hút thuốc lá

Theo các chuyên gia, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc khàn tiếng cao hơn so với người không hút. Ngay cả những người hít khói thuốc lá thụ động cũng có thể bị khàn tiếng do viêm đường hô hấp. 

Các bệnh liên quan đến tuyến giáp

Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở cổ, giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém hoặc bị rối loạn chức năng có thể gây ra tình trạng suy giáp. 

Những bệnh nhân mắc suy giáp thường có các triệu chứng như thở gấp, thay đổi nhịp tim, bao gồm cả khàn tiếng. Nhìn chung, suy giáp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến dây thanh quản. 

Chấn thương ở vùng họng 

Chấn thương ở vùng họng do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc phẫu thuật nội soi phế quản làm chèn ép lên dây thanh âm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khàn tiếng phổ biến khác. 

Liệt dây thần kinh thanh quản

Liệt dây thần kinh thanh quản có thể khiến cho một hoặc cả 2 dây thanh không hoạt động như bình thường (không thể mở hoặc đóng). Nguyên nhân gây liệt dây thanh thường liên quan đến chấn thương, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, nhiễm trùng, đột quỵ, đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc các khối u. 

Khi dây thần kinh thanh quản bị liệt có thể dẫn đến triệu chứng khàn tiếng, thậm chí mất giọng, không thể nói được. 

liet-day-than-kinh-thanh-quan-co-the-dan-den-khan-tieng.webp

Liệt dây thần kinh thanh quản có thể dẫn đến khàn tiếng 

>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách chữa khàn tiếng hiệu quả và phổ biến nhất

Cách điều trị khàn tiếng 

Khi biết được nguyên nhân khàn tiếng sẽ giúp bác sĩ đưa ra các lựa chọn điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân. 

Dưới đây là những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị khàn tiếng: 

Phương pháp điều trị tại chỗ

  • Sử dụng thuốc chấm thanh quản: Bệnh nhân khàn tiếng sẽ được nội soi thanh quản, sau đó dùng que có chứa bông tẩm thuốc kháng sinh hoặc dung dịch corticoid để chấm lên tầng thanh môn. 
  • Dùng khí dung: Ống khí dung sẽ được đặt qua đường miệng hoặc mũi, bệnh nhân cần hít thở đủ sâu và dài để khí thuốc có thể đi vào thanh quản. 
  • Bơm thuốc vào thanh quản: Thuốc kháng sinh hoặc dung dịch corticoid sẽ được bơm bằng kim tiêm trực tiếp lên mặt 2 dây thanh quản.

Sử dụng thuốc

Nếu nguyên nhân khàn tiếng là do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt mầm bệnh gây nhiễm trùng dây thanh quản và cổ họng. 

dieu-tri-khan-tieng-bang-viec-su-dung-thuoc-khang-sinh.webp

Điều trị khàn tiếng bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh 

Ngoài ra, bệnh nhân bị khàn tiếng cũng có thể sử dụng thuốc chống phù nề, giảm viêm và bổ sung thêm các loại vitamin B, C để tăng cường sức đề kháng.

Phẫu thuật 

Trong một số trường hợp, khàn tiếng có thể được loại bỏ thông qua các phương pháp phẫu thuật sau: 

  • Phẫu thuật loại bỏ giả mạc và những tổn thương ở cổ họng. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dây thanh quản. 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị khàn tiếng Tiêu Khiết Thanh

Bên cạnh những phương pháp trên, các chuyên gia đầu ngành cũng khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị Tiêu Khiết Thanh nhằm giúp cải thiện tình trạng khàn tiếng. 

Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh là sự kết hợp của 4 thành phần thảo dược quý sau: 

  • Rẻ quạt (Xạ Can): Trong y học cổ truyền, rẻ quạt có tính mát, vị hơi đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm và tán huyết hiệu quả. Đặc biệt, phần thân rễ rẻ quạt là một vị thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm amidan, viêm họng – những nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng. Do đó ngày nay, rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, có công dụng đặc hiệu đối với những bệnh lý đường hô hấp trên. 
  • Bán biên liên: Thảo dược bán biên liên có tác dụng tiêu thũng, lợi niệu, giải độc, thanh nhiệt và tiêu viêm. Vị thuốc này thường được sử dụng trong các bài thuốc trị đau họng và ngăn ngừa ung thư vòm họng. 
  • Bồ công anh: Có vị ngọt, tính hàn, giúp giải độc, thanh nhiệt và tiêu viêm hữu hiệu. Trong dân gian, người ta thường sử dụng bồ công anh để làm thuốc chữa mụn nhọt, đặc biệt là những nguyên nhân gây khàn tiếng như viêm amidan hốc mủ và phù nề niêm mạc họng. 
  • Sói rừng: Thường có trong bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh lý về đường hô hấp. 

tieu-khiet-thanh-co-chua-re-quat-giup-ho-tro-cai-thien-khan-tieng-hieu-qua.webp

Tiêu Khiết Thanh có chứa rẻ quạt giúp hỗ trợ cải thiện khàn tiếng hiệu quả

Với những thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính trên, Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa khàn tiếng rất hữu hiệu. Hiện nay, sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đã được hàng ngàn người tiêu dùng tin cậy. Điển hình là trường hợp của bà Nguyễn Thị Chuyền, trú tại số nhà 2B, ngõ 50/59/23, đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. 

Bà Chuyền vốn là một giáo viên mầm non, vì tính chất công việc nên bà phải thường xuyên nói to và nói nhiều, lâu dần dẫn đến khàn tiếng. May mắn thay, vào năm 2017, qua một lần tình cờ nghe đài phát thanh, bà Chuyền đã biết đến sản phẩm Tiêu Khiết Thanh với những thành phần thảo dược giúp hỗ trợ điều trị khàn tiếng hiệu quả. Vì vậy, bà quyết định mua về sử dụng và nhận được những chuyển biến tích cực. 

Mời quý bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của bà Chuyền về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh qua video dưới đây: 

Để đạt được hiệu quả cao, bệnh nhân khàn tiếng nên sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đều đặn mỗi ngày, liên tục một đợt từ 2 – 3 tháng. Liều lượng khuyến nghị khi uống Tiêu Khiết Thanh là từ 2 – 3 viên/lần và 2 lần/ngày. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh vì sản phẩm này rất an toàn, lành tính và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. 

tieu-khiet-thanh-giai-phap-toan-dien-cho-nguoi-bi-khan-tieng.webp

Tiêu Khiết Thanh - Giải pháp toàn diện cho người bị khàn tiếng 

Các mẹo giúp phòng ngừa khàn tiếng 

Bạn có thể thực hiện một số mẹo giúp phòng ngừa khàn tiếng và bảo vệ dây thanh quản của mình, cụ thể: 

  • Ngừng hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Việc hít khói thuốc cũng có thể gây kích ứng dây thanh quản và làm khô cổ họng của bạn. 
  • Rửa tay thường xuyên nhằm phòng tránh nguyên nhân khàn tiếng do nhiễm vi rút đường hô hấp. 
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để giúp làm loãng chất nhầy gây khàn tiếng trong cổ họng. 
  • Tránh sử dụng những đồ uống gây mất nước, bao gồm rượu và caffeine. 
  • Cố gắng ngăn cảm giác muốn hắng giọng vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm dây thanh âm và kích thích cổ họng. 
  • Tránh sử dụng nước súc miệng có cồn. 
  • Tránh tiêu thụ thức ăn cay nếu bị trào ngược axit dạ dày. 
  • Hạn chế lạm dụng giọng nói, tránh la hét hoặc nói to thường xuyên. 

Nhìn chung, nguyên nhân khàn tiếng tương đối đa dạng, việc phòng ngừa và điều trị từ sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh được các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn về sau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực hiện thay đổi lối sống để điều trị khàn tiếng, bệnh nhân cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ. 

Nguồn

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17105-hoarseness 

https://www.healthline.com/health/hoarseness 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/hoarse-voice 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.