Nói nhiều bị mệt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Việc điều trị cần được tiến hành sớm để ngăn ngừa các hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng, nhất là ung thư thanh quản. Để hiểu rõ hơn về tình trạng nói nhiều bị mệt, chúng ta hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.
Nói nhiều bị mệt là biểu hiện của bệnh gì?
Khàn tiếng hoặc nói nhiều bị mệt thường xảy ra khi dây thanh quản bị tổn thương, khiến cho âm lượng và sắc thái giọng nói thay đổi. Theo chuyên gia, tình trạng nói nhiều bị mệt có thể là biểu hiện của một số bệnh như:
Viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản mạn là tình trạng thanh quản bị viêm trên 3 tuần, với biểu hiện phổ biến nhất là: Khản tiếng, mất tiếng, đau rát họng, ho nhiều, nói nhiều lại mệt,... Nguyên nhân là do hai dây thanh bị sưng, phù nề khiến các mép của chúng không thể rung một cách linh hoạt.
Tổn thương thực thể tại thanh quản
Hạt xơ dây thanh, polyp, u nang là những tổn thương phổ biến ở thanh quản và thường gặp ở những người có đặc thù công việc phải sử dụng giọng nói (nhân viên bán hàng, giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,...). Nguyên nhân là do “lạm dụng” giọng nói thường xuyên, không cho dây thanh có thời gian nghỉ ngơi và “phục hồi” các tổn thương.
Nói nhiều bị mệt là triệu chứng phổ biến của tình trạng tổn thương thực thể tại thanh quản
Tổn thương dây thần kinh thanh quản
Dây thần kinh chi phối giọng nói nếu tổn thương hoặc bị liệt,... thì không thể điều khiển dây thanh để tạo ra giọng nói trong trẻo. Thay vào đó là hiện tượng khản tiếng kéo dài, giọng nói ồm ồm, thậm chí là mất tiếng.
Ung thư
Bên cạnh các bệnh lý thông thường không nguy hiểm thì khản tiếng và nói nhiều bị mệt lâu ngày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số loại ung thư. Triệu chứng ban đầu đôi khi chỉ là khản tiếng lâu ngày, nói nhanh mệt, sau nhiều tháng mới xuất hiện các dấu hiệu khác như: Khó thở, ho ra máu, nuốt đau,... giống như trong bệnh ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp,... Do đó, nếu gặp tình trạng khản tiếng lâu ngày, nói nhiều bị mệt thì bạn không nên chủ quan mà cần sớm làm rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.
>>> Xem thêm: Top 10 nguyên nhân gây khàn tiếng và cách điều trị hiệu quả
Nói nhiều bị mệt có nguy hiểm không?
Nếu bạn có triệu chứng nói nhiều bị mệt kéo dài quá 3 tuần thì cần đặc biệt lưu ý. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh, bao gồm:
- Khiến giọng nói thay đổi, gây khó khăn cho người bệnh trong giao tiếp hàng ngày. Điều này đặc biệt ảnh hưởng lớn đến những người có công việc phải nói nhiều như giáo viên, MC hoặc diễn giả.
- Ngoài tình trạng nói nhiều bị mệt, các bệnh lý liên quan đến vấn đề này khi không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển những khối u thực thể tại thanh quản. Thậm chí, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mất tiếng vĩnh viễn hoặc tử vong khi các khối u được phát hiện muộn.
Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng nào làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khoẻ của bạn, chẳng hạn như khàn tiếng hoặc nói nhiều bị mệt, bạn nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và điều trị sớm những triệu chứng này sẽ giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên.
Nói nhiều bị mệt lâu ngày có thể dẫn đến khó nói hoặc mất tiếng
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tình trạng nói nhiều bị mệt
Khản tiếng hoặc nói nhiều bị mệt có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ gặp phải tình trạng này có khả năng xảy ra phổ biến nhất ở những đối tượng sau đây:
- Người phải sử dụng giọng nói thường xuyên, chẳng hạn như phát thanh viên, ca sĩ, người dẫn chương trình, giáo viên hoặc hoạt náo viên,…
- Người phải làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại hoặc bị ô nhiễm, khiến dây thanh quản dễ bị tổn thương.
- Người thường xuyên hút thuốc lá khiến hệ hô hấp và dây thanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Người có tiền sử bị nhiễm trùng đường hô hấp, ví dụ như viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc cảm lạnh.
Cách khắc phục nói nhiều bị mệt đơn giản và hiệu quả
Khi xuất hiện tình trạng nói nhiều bị mệt kéo dài nhiều tuần không khỏi, người bệnh cần tìm biện pháp khắc phục đúng cách và nhanh chóng. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà để cải thiện giọng nói của mình, bao gồm:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Tình trạng nói nhiều bị mệt có thể làm đảo lộn cuộc sống cũng như công việc của người mắc phải. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể làm giảm triệu chứng này thông qua những thay đổi nhỏ trong lối sống thường ngày, bao gồm:
- Hạn chế nói nhiều để dây thanh có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục dần sau khi bị tổn thương do viêm.
- Thường xuyên súc miệng với nước muối loãng nhiều lần trong ngày, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Uống mật ong và nước chanh giúp giảm viêm và bảo vệ niêm mạc cổ họng.
- Giữ ấm cho cổ họng bằng cách uống nước ấm, quàng khăn và tránh ngồi máy lạnh lâu.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các hoá chất nhằm giúp tránh bụi bẩn và hít phải khí độc gây tổn thương thêm cho dây thanh.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và lạm dụng bia rượu.
Bỏ hút thuốc lá giúp đẩy lùi tình trạng nói nhiều bị mệt và tổn thương thanh quản do viêm
Điều trị nội khoa giúp khắc phục triệu chứng nói nhiều bị mệt
Hiện nay, những người nói nhiều bị mệt do các tình trạng như viêm thanh quản, dây thanh có các tổn thương,... thường được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa để khắc phục bệnh. Các phương pháp nội khoa sẽ bao gồm điều trị tại chỗ bằng thuốc kháng sinh và điều trị toàn thân bằng thuốc chống viêm, cụ thể:
- Điều trị tại chỗ: Bao gồm xông hoặc khí dung thanh quản bằng một số thuốc kháng sinh như Alphachymotrypsine hoặc Hydrocortisone. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng kết hợp các thuốc giảm phù nề hoặc giảm viêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị toàn thân: Đẩy lùi triệu chứng nói nhiều bị mệt hoặc khàn tiếng do viêm thanh quản mạn tính bằng các thuốc chống viêm steroid (methylprednisolone, dexamethasone, prednisolon) hoặc thuốc chống viêm dạng men (lysozym, alpha chymotrypsin) tùy từng tình trạng bệnh.
Dùng thuốc tây điều trị nói nhiều bị mệt có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài
Cải thiện tình trạng nói nhiều bị mệt nhờ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh việc thay đổi lối sống và dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ để cải thiện tình trạng nói nhiều bị mệt. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tiêu Khiết Thanh - ra đời dựa trên sự kết hợp giữa tinh hoa y học cổ truyền và công nghệ sản xuất hiện đại.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tiêu Khiết Thanh có thành phần chủ đạo là rẻ quạt – thảo dược có tính mát, giúp chống viêm, tiêu đờm, tán huyết và thanh nhiệt cho cơ thể. Nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, trong thân và rễ rẻ quạt có chứa các hợp chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Những hoạt chất này có tác dụng chống oxy hoá, có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút cực mạnh. Nhờ đó, rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, không chỉ giúp giảm tình trạng viêm dây thanh quản mà còn đẩy lùi triệu chứng nói nhiều bị mệt hiệu quả.
Hơn nữa, Tiêu Khiết Thanh còn chứa một số loại thảo dược quý khác như:
- Bồ công anh: Giúp thanh nhiệt, giải độc, chủ trị nóng trong và giảm sưng hoặc phù nề do viêm dây thanh quản.
- Bán biên liên: Có tác dụng tiêu thũng, lợi niệu và tiêu viêm rất hữu hiệu. Được sử dụng để hỗ trợ điều trị các tình trạng như khàn tiếng, nói nhiều bị mệt và phòng ngừa nguy cơ ung thư thanh quản.
- Sói rừng: Được sử dụng để chống viêm và nhiễm trùng, hỗ trợ điều hoà hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Đẩy lùi tình trạng nói nhiều bị mệt nhờ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tiêu Khiết Thanh
Như vậy, với sự kết hợp hài hoà của 4 loại thảo dược trong cùng một viên nén, sản phẩm Tiêu Khiết Thanh không những đem lại tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả mà còn an toàn với sức khỏe người bệnh. Kể từ khi có mặt trên thị trường, Tiêu Khiết Thanh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân giải quyết các triệu chứng khó chịu như nói nhiều bị mệt, đau rát họng hoặc khàn tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản mạn tính. Tiêu biểu là trường hợp của chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1966, ở Ninh Bình), đã cải thiện hiệu quả giọng nói của mình chỉ sau 2 tháng dùng Tiêu Khiết Thanh. Mời bạn xem thêm chia sẻ của chị Thu qua video dưới đây:
Bên cạnh đó, Tiêu Khiết Thanh còn được bào chế dưới dạng cốm, rất tiện lợi và an toàn cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, cốm Tiêu Khiết Thanh còn bổ sung thêm các thành phần như: Cỏ lào, cao kinh giới, vitamin D3, vitamin C và kẽm gluconate. Những dược liệu và chất này giúp tạo thành một công thức toàn diện, hỗ trợ giảm sưng viêm và tăng cường hàng rào miễn dịch bảo vệ sức khoẻ cho trẻ nhỏ.
Hy vọng qua những thông tin trên, quý bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nói nhiều bị mệt. Để sớm lấy lại giọng nói khoẻ mạnh của mình, bạn cần tuân thủ lối sống lành mạnh và kết hợp các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Mọi thắc mắc về bệnh cũng như sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, bạn vui lòng liên hệ đến 0917212364 (zalo/viber) để được hỗ trợ giải đáp.
Nguồn tham khảo
https://ada.com/conditions/chronic-laryngitis/
https://www.healthline.com/health/laryngitis
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323208