5 cách hát không bị khàn giọng giúp bạn thoải mái, tự tin hát hò

Ca hát khiến chúng ta cảm thấy tràn đầy năng lượng, vui vẻ, yêu đời hơn. Tuy nhiên khi giọng nói trở nên khàn đặc, rè, khó nghe gây ra tâm lý tự ti, ngại nói chuyện, hát hò. Các cách hát không bị khàn giọng đều tập trung vào luyện thanh như tập thở, luyện mở thanh quản,... Bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà theo các bài tập đơn giản trong bài viết sau đây. 

Hướng dẫn cách luyện thanh không bị khàn tiếng khi hát và những lưu ý khi hát

Một giọng hát tốt bao gồm yếu tố bẩm sinh kết hợp với quá trình luyện tập. Luyện thanh đúng cách sẽ giúp giọng của bạn ngày càng phát triển, mở rộng âm vực. Dưới đây là một số bài luyện thanh đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

luyen-thanh-dung-cach-se-giup-han-che-tinh-trang-khan-rit-tieng.webp

Luyện thanh đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng khàn, rít tiếng

Bài tập kiểm soát hơi thở

Lấy hơi không đúng cách rất dễ khiến dây thanh âm bị tổn thương gây ra khàn tiếng. Tập kiểm soát hơi thở là bài tập đầu tiên và quan trọng nhất. Lấy hơi đúng cách là bước đệm giúp bạn duy trì và phát triển giọng hát tốt hơn.

Đầu tiên, bạn cần đứng thẳng, hít thở đều, nhẹ nhàng, thư giãn cơ thể. Lấy hơi từ bụng dưới, khi thấy lồng ngực hơi căng thì thở ra từ từ. Tập hít thở liên tục từ chậm rồi nhanh dần. Khi hít thở thấy bụng di động lên xuống nghĩa là bạn đã lấy hơi đúng cách. 

lay-hoi-dung-cach-la-buoc-dau-tien-de-phat-trien-giong-hat.webp

Lấy hơi đúng cách là bước đầu tiên để phát triển giọng hát

Bài tập khởi động xương hàm

Giọng hát uyển chuyển, trong trẻo là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dây thanh âm và xương hàm. Nếu xương hàm quá cứng sẽ kìm hãm luồng hơi gây biến dạng âm thanh. Xương hàm dẻo dai giúp tạo ra âm thanh tốt nhất. 

Mỗi khi luyện thanh, bạn hãy dành khoảng 5 phút để massage xương hàm bằng cách xoa nhẹ phía dưới hai xương gò má theo chiều kim đồng hồ và mở rộng miệng một cách tự nhiên nhất 10 - 20 lần.

massage-xuong-ham-giup-am-thanh-phat-ra-khi-hat-thoai-mai-hon.webp

Massage xương hàm giúp âm thanh phát ra khi hát thoải mái hơn

Bài tập luyện mở thanh quản

Mở thanh quản đúng cách giúp âm thanh phát ra được tròn trịa và truyền cảm hơn. Thanh quản mở đúng cách còn hỗ trợ làn hơi dài và bền bỉ hơn.

Để luyện tập mở thanh quản đúng cách, bạn chỉ cần đứng trước gương, cách khoảng 1 cánh tay. Sau đó mở miệng to rồi ấn lưỡi xuống sao cho miệng mở giống hình chữ U và có thể quan sát thấy lưỡi gà là thành công. 

Bài tập rung môi, rung lưỡi

Rung môi, rung lưỡi là hai kỹ thuật luyện thanh đã có từ lâu và hiện rất thịnh hành. Luyện tập rung môi, rung lưỡi giúp bạn lấy hơi được dài hơn, điều tiết được hơi thở theo mong muốn. Ngoài ra, bài tập rung môi, rung lưỡi còn giúp mở rộng âm vực, hạn chế gây ảnh hưởng bất lợi tới thanh quản. 

Để rung môi, bạn dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để nhẹ lên hai bên má giữa hai hàm răng. Bàn tay còn lại che trước miệng để tránh phun nước bọt vào người khác. Sau đó, bạn thổi hơi ra để làm rung cả hai môi.

Để rung lưỡi, bạn cần đặt lưỡi cong lên chân răng giống như khi đọc từ “rừ”. Đẩy hơi mạnh ra để làm rung lưỡi đến khi không còn đủ hơi.

bai-tap-rung-moi-giup-ban-co-lan-hoi-khoe-dai-hon.webp

Bài tập rung môi giúp bạn có làn hơi khỏe, dài hơn

Bài tập hát các thang âm

Đây là bài tập giúp bạn xác định âm vực của bản thân, từ đó có thể lựa chọn bài hát phù hợp, thanh quản được thoải mái nhất. Bài tập này cũng giúp hạn chế tình trạng khàn tiếng khi hát.

Đầu tiên, bạn nên bắt đầu hát âm “mi” từ nốt thấp nhất mà bản thân có thể hát được một cách thoải mái rồi nâng dần lên các nốt cao nhất có thể. Sau đó hát âm “i” từ nốt cao nhất xuống nốt thấp nhất có thể hát. Trong quá trình luyện không nên quá sức, hãy kiên trì và nhẹ nhàng với dây thanh âm của bạn.

Một số lưu ý khi hát

Để đảm bảo  khi hát không bị khàn giọng, âm thanh có chất lượng tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Luôn khởi động trước khi hát bằng các bài tập luyện thanh giảm khàn tiếng khi hát cơ bản như rung môi, lấy hơi.
  • Giữ tư thế thoải mái khi hát, thả lỏng cơ thể, tay chân linh hoạt.
  • Duy trì tâm lý thoải mái, không căng thẳng, bối rối.
  • Tập trung lấy hơi và điều tiết hơi thở ổn định.
  • Lựa chọn bài hát phù hợp với chất giọng, quãng giọng.
  • Không cố hát khi cổ họng không thoải mái hoặc mắc các bệnh lý tai - mũi - họng.
  • Không hát quá to, quá cao ngoài khả năng. Thanh quản căng thẳng khiến giọng hát bị khàn đặc, khó chịu hơn.
  • Làm ấm và ẩm cổ họng trước khi hát.

>>> Xem thêm: Top 10 nguyên nhân gây khàn tiếng và cách điều trị

Bí quyết bảo dưỡng giọng hát hiệu quả

Bên cạnh các cách hát không bị khàn giọng, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng có vai trò quan trọng đối với giọng hát của bạn. Lựa chọn thực phẩm phù hợp, sinh hoạt điều độ sẽ giúp bạn giữ giọng hát luôn ổn định, hạn chế nguy cơ bị khàn giọng.

dinh-duong-luyen-tap-hop-ly-giup-ban-co-lan-hoi-khoe-giong-hat-vang-sang-hon.webp

Dinh dưỡng, luyện tập hợp lý giúp bạn có làn hơi khỏe, giọng hát vang sáng hơn

Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống không điều độ và lành mạnh có thể gây tổn thương cho cổ họng của bạn khiến giọng hát bị khàn, biến dạng. Một chế độ dinh dưỡng có lợi cho giọng hát cần đảm bảo các yếu tố như:

  • Cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể.
  • Cân đối đủ bốn nhóm thực phẩm gồm glucid, lipid, protid, vitamin và khoáng chất. 
  • Đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem quá mức.
  • Uống đủ nước, tốt nhất là nước ấm.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho giọng hát như dứa, đu đủ, quả sung, dưa chuột, cà chua, dưa hấu, dâu tây, trà xanh, cam thảo, giá, xà lách, cần tây, củ cải, súp lơ, mật ong, lòng trắng trứng, thịt gà, cá ngừ... 
  • Hạn chế các thực phẩm bất lợi cho thanh quản như kem, sữa, nước ngọt, thực phẩm cay nóng, caffeine, đồ uống có cồn,...
  • Không ăn đồ ăn quá lạnh hay quá nóng.
  • Hạn chế đồ uống có cồn, caffeine và các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt

Duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh là chìa khóa giúp bạn nâng cao sức khỏe cũng như thanh quản.

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp đẩy lùi bệnh tật, tăng sức dẻo dai.
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng quá nhiều.
  • Luyện thanh hằng ngày để giữ giọng hát luôn ổn định.
  • Ngủ sớm và đủ giấc mỗi ngày, khoảng 8 tiếng.
  • Bỏ thuốc lá. Thuốc lá gây kích ứng dây thanh âm và làm khàn tiếng trở nên trầm trọng hơn
  • Duy trì cân nặng hợp lý.

Thảo dược hỗ trợ

Bên cạnh các biện pháp trên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm có tác dụng làm dịu, hạn chế tổn thương dây thanh quản được nhiều người tin dùng. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là sự kết hợp giữa các thảo dược tự nhiên như cây rẻ quạt, sói rừng, bồ công anh, bán biên liên giúp tiêu viêm, giảm sưng đau thanh quản, làm trong sáng giọng nói và ngăn ngừa các vấn đề hô hấp hiệu quả. Theo Khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng về hiệu quả cải thiện khản tiếng của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-chua-cac-thanh-phan-tu-thao-duoc-giup-giam-khan-giong-mat-tieng-hieu-qua.webp
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần từ thảo dược giúp giảm khàn giọng, mất tiếng hiệu quả

dat-mua-ngay.webp

Cách phòng tránh khàn giọng, mất tiếng

Để phòng tránh tình trạng khàn tiếng, mất tiếng xảy ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không la hét quá nhiều.
  • Không nói quá to hoặc cố nói thì thầm.
  • Không hắng giọng khi nói hay hát.
  • Không khạc nhổ.
  • Luyện thanh hằng ngày.
  • Không để cổ họng quá khô.
  • Tránh để quạt, điều hòa thổi thẳng vào mũi, miệng.
  • Giữ ấm cổ họng khi trời lạnh.
  • Điều trị sớm các bệnh lý có thể gây khàn tiếng, mất tiếng như viêm xoang, viêm mũi, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thanh quản,...

Dây thanh âm bị tổn thương khiến âm thanh phát ra không có sự thoải mái, tròn trịa gây ra sự khó chịu cho cả người hát và người nghe. Bài viết trên đây đã hướng dẫn một số cách hát không bị khàn giọng, hy vọng bạn có thể chọn được phương pháp luyện tập phù hợp với bản thân.

Tham khảo

https://ramseyvoice.com/sing-without-straining/

https://www.howtobecomeaprofessionalsinger.com/10-ways-prevent-injuring-vocal-cords/

https://health.clevelandclinic.org/10-ways-to-save-your-voice/ 

 

banner-cuoi-bai.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.