Viêm amidan mạn tính và những điều có thể bạn chưa biết

Viêm amidan mạn tính gây đau họng dữ dội, nuốt vướng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này khiến không ít người băn khoăn, lo lắng vì có thể phải cắt amidan. Để giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về bệnh lý này, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và làm thế nào để phòng tránh viêm amidan mạn hiệu quả.

Viêm amidan mạn tính là gì và các triệu chứng điển hình

Amidan là các tổ chức lympho có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Thế nhưng, khi một lượng lớn virus hay vi khuẩn tấn công cơ thể mà sức đề kháng không đủ mạnh để chống cự thì amidan khẩu cái là vị trí dễ bị viêm nhất. Tình trạng viêm amidan kéo dài và tái phát nhiều lần được gọi là viêm amidan mạn tính. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, phổ biến nhất là trẻ từ 5 - 15 tuổi.

Thông thường triệu chứng viêm amidan mạn tính sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao đột ngột 380C - 390C kèm theo cảm giác rét run, buồn nôn, nôn, đau đầu, mỏi cơ, nước tiểu sẫm và có thể bị táo bón,... Cổ họng khô rát, cảm giác đau có thể nhói đến tai. Bệnh nhân có thể cảm nhận cơn đau tăng nhiều lúc nuốt thức ăn, ho, nói chuyện,... Những triệu chứng này có thể xuất hiện dai dẳng, hoặc tái phát nhiều lần theo từng đợt.
  • Thể trạng người bệnh gầy ốm, xanh xao, ớn lạnh.
  • Lưỡi trắng, hơi thở hôi dù đã vệ sinh răng miệng nhiều lần.
  • Một số bệnh nhân có triệu chứng ho và khàn tiếng.
  • Ở trẻ nhỏ, trẻ có thể bị khò khè, ngủ ngáy to khi bị viêm amidan mạn tính.

 

Viem-amidan-cap-neu-khong-duoc-dieu-tri-dut-diem-se-tro-thanh-viem-amidan-man-tinh

Viêm amidan cấp nếu không được điều trị dứt điểm sẽ trở thành viêm amidan mạn tính

>>> XEM THÊM: Viêm amidan mạn tính có nguy hiểm không? Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Dựa vào các triệu chứng điển hình, viêm amidan mạn tính được phân thành hai thể sau:

Viêm amidan mạn thể quá phát

Đối tượng mắc thể viêm amidan quá phát thường là trẻ em. Amidan bị viêm nhiễm nặng có dấu hiệu sưng tròn, to như hạt hạnh nhân, cuống nhọn, chiều ngang che lấp khoang họng, phần trụ trước đỏ. Soi vào có thể thấy bề mặt amidan gồ ghề, có nhiều khe hốc chứa đầy bã hoặc mủ trắng. Để đánh giá mức độ của bệnh, viêm amidan mạn được xếp loại thành bốn nhóm gồm:

  • Nhóm A1 (A+): Chiều ngang amidan ⋜ 1/4 khoảng cách giữa chân hai trụ trước amidan.
  • Nhóm A2 (A++): Chiều ngang amidan ⋜ 1/3 khoảng cách giữa chân hai trụ trước amidan.
  • Nhóm A3 (A+++): Chiều ngang amidan ⋜ 1/2 khoảng cách giữa chân hai trụ trước amidan.

Viêm amidan mạn thể xơ teo

Với thể xơ teo, amidan bị viêm có kích thước nhỏ, bề mặt gồ ghề không bằng phẳng hoặc có thể bị bao phủ bởi các xơ trắng. Trụ trước amidan đỏ sẫm và trụ sau dày lên. Nếu ấn vào amidan có thể thấy mủ trắng chảy ra ngoài.

Viem-amidan-man-tinh-co-nhieu-the-benh-khac-nhau

Viêm amidan mạn tính có nhiều thể bệnh khác nhau

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan mạn tính

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan cấp hay mạn tính đều do virus và vi khuẩn gây ra, điển hình như:

  • Virus: Cúm (Influenza Virus), sởi (virus Morbillivirus), ho gà (Bordetella pertussis),...
  • Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn (beta tan huyết nhóm A), tụ cầu, Hib,...

Ngoài ra, viêm amidan mạn tính còn liên quan đến một số điều kiện thuận lợi như:

  • Vùng họng thiếu độ ẩm: Thời tiết khô lạnh do nhiệt độ xuống thấp, sử dụng điều hòa, thiếu nước,... làm cổ họng không được duy trì độ ẩm cần thiết chính là môi trường tuyệt vời cho các loại virus và vi khuẩn sinh trường.
  • Không khí ô nhiễm: Bụi mịn, khói xe, mùi hóa chất,... khi tiếp xúc trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm đường hô hấp, bao gồm viêm amidan mạn tính.
  • Cơ địa mẫn cảm: Một số người có cơ địa bẩm sinh dễ mẫn cảm với một số mùi hương, phấn hoa, lông thú cưng,... có thể bị viêm amidan và chuyển biến thành mạn tính nếu không được can thiệp điều trị, tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng đó.
  • Lạm dụng chất kích thích: Thuốc lá, cần sa, thuốc lá điện tử,... chứa hàng nghìn chất độc hại cho hệ hô hấp. Các chất này không chỉ dẫn đến viêm amidan mạn tính mà còn có thể gây ung thư.
  • Tuổi tác: Do hệ miễn dịch còn non yếu nên trẻ nhỏ dễ bị các tác nhân gây hại xâm nhập và mắc bệnh. 

Nguyen-nhan-gay-benh-viem-amidan-man-tinh-thuong-lien-quan-den-nhieu-yeu-to-khac-nhau

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan mạn tính thường liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau

Phương pháp nào điều trị viêm amidan mạn tính hiệu quả?

Bởi tình trạng bệnh đã kéo dài một thời gian, nên việc điều trị viêm amidan mạn tính thường khó khăn hơn, đòi hỏi bạn cần kiên trì và thực hiện đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể:

Thực hiện lối sống khoa học

Khi mới bị viêm amidan, bạn nên xây dựng một lối sống khoa học để cải thiện sức khỏe, góp phần đẩy lùi bệnh từ bên trong.

  • Ngừng sử dụng chất kích thích: Rượu bia, khói thuốc lá là những tác nhân làm tổn hại trực tiếp đến các cơ quan hô hấp và khiến viêm nhiễm ở amidan trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, bạn cần tránh xa những thứ này cho đến khi tổn thương được chữa lành.
  • Tăng cường các loại rau củ: Vitamin và chất khoáng có trong rau củ, trái cây chính là thành phần tối ưu giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh và thúc đẩy sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.
  • Uống nhiều nước ấm: Nước ấm giúp bổ sung độ ẩm và làm dịu cảm giác khó chịu ở vùng cổ. Uống nhiều nước còn giúp tăng khả năng trao đổi chất, góp phần giúp cơ thể nhanh hồi phục.
  • Ưu tiên ăn các món lỏng nhẹ: Amidan sưng to khiến người bệnh đau đớn khi ăn uống. Vì vậy, trong thời gian mắc bệnh chỉ nên dùng các món lỏng nhẹ như sữa, nước trái cây, súp, cháo lỏng,... để giảm cảm giác khó chịu. Nên chia thành 5 - 6 bữa/ngày vừa giúp người bệnh hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn từ thực phẩm, giảm tình trạng đau khi nuốt.
  • Hạn chế sử dụng giọng nói: Tránh nói to, la hét hay nói nhiều bởi sẽ làm tăng cảm giác đau hay khó chịu ở vùng cổ.
  • Một số lưu ý khác: Luôn mang khẩu trang nếu phải ra ngoài, giữ ấm khi trời lạnh,... 

Cham-soc-suc-khoe-tot-se-giup-han-che-viem-amidan-man-tinh-tai-phat

Chăm sóc sức khỏe tốt sẽ giúp hạn chế viêm amidan mạn tính tái phát

Dùng thuốc theo chỉ định

Đối với viêm amidan mạn tính, các thuốc thường được sử dụng là:

  • Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen…
  • Kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm khuẩn dùng kháng sinh nhóm beta-lactam, nếu dị ứng chuyển qua macrolid.
  • Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm như natri bicarbonat…

Phẫu thuật cắt bỏ amidan

Cắt amidan là một thủ thuật phổ biến giúp loại bỏ nhanh các ổ viêm ở amidan. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị viêm amidan cũng nên thực hiện phương pháp này bởi những rủi ro của nó. Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật là:

  • Viêm amidan mạn tính tái phát từ 5 - 6 lần trong năm.
  • Xuất hiện biến chứng: Áp xe quanh amidan, viêm nhiễm lan rộng và làm tổn thương đến các cơ quan khác như viêm mũi, tai giữa, phế quản, hạch dưới hàm,... Hoặc có thể gây biến chứng xa như viêm màng tim, viêm khớp, nhiễm trùng huyết,...
  • Người bệnh gặp tình trạng khó thở, khó nuốt, khó nói,... do mắc viêm amidan mạn tính thể quá phát.

Phau-thuat-cat-bo-amidan-chi-nen-thuc-hien-khi-co-chi-dinh-cua-bac-si

Phẫu thuật cắt bỏ amidan chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ

>>> XEM THÊM: Việc phẫu thuật cắt amidan có nguy hiểm không và có để lại biến chứng gì không?

Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện viêm amidan mạn tính hiệu quả, hạn chế tái phát

Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, dùng thuốc theo chỉ định thì một giải pháp giúp đẩy lùi viêm amidan mạn tính hiệu quả, phòng tránh tái phát đang được đánh giá cao hiện nay là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, tiêu biểu là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có các thành phần từ thiên nhiên như:

  • Rẻ quạt: Đây là thảo dược chứa nhiều chất chống oxy hóa như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm triệu chứng sưng đau trong các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có viêm amidan.
  • Bồ công anh: Thành phần dưỡng chất có trong bồ công anh có các chất kháng khuẩn mạnh như sterol, choline, inulin và pectin. Những chất này rất giúp giảm đau, phù nề ở cổ họng do viêm amidan mạn tính hiệu quả.
  • Bán biên liên: Còn có tên khác là lô biên, một thảo dược tính bình, hơi ngọt và cay. Tất cả các bộ phận trên cây đều có thể làm thuốc trị vết thương do trùng độc cắn, viêm gan, viêm ruột, viêm amidan,...
  • Cây sói rừng: Là một loài thực vật chứa đầy tinh dầu tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể giải nhiệt, tiêu độc, chống viêm và ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng cảm mạo, ho,... khi bị viêm phổi hay viêm amidan.

Tieu-Khiet-Thanh-la-san-pham-ho-tro-suc-khoe-ho-hap-voi-cac-thanh-phan-tu-thien-nhien-nen-rat-lanh-tinh

Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe hô hấp với các thành phần từ thiên nhiên nên rất lành tính

Viêm amidan mạn tính sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn biết cách chăm sóc, sử dụng sản phẩm hỗ trợ và can thiệp điều trị kịp thời. Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin liên quan, hãy để lại số điện thoại vào phần bình luận bên dưới nhé!

Link tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/chronic-and-recurrent-tonsillitis-119198

https://www-everydayhealth-com.translate.goog/tonsillitis/chronic-recurrent-tonsillitis

https://www-healthhub-sg.translate.goog/a-z/diseases-and-conditions/225/chronic_tonsilitis

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.