Đau họng, rát cổ thường là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Đó cũng có thể là hiện tượng xảy ra khi bị căng dây thanh quản hoặc “tố cáo” bạn bị viêm họng. Và dù là vì bất cứ nguyên nhân gì, thì cũng phải tìm cách khắc phục các dấu hiệu khó chịu của bệnh trước để cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là 7 cách điều trị bệnh đau họng hiệu quả.
7 phương pháp trị đau họng bạn cần biết
1. Thuốc kháng viêm
Loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) được sử dụng nhiều nhất để chữa đau họng. Nó có khả năng chống viêm, làm bạn dễ chịu hơn, giảm các chứng sưng tấy và đau họng hiệu quả. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn được dùng để hạ sốt.
Uống thuốc tây trị viêm họng
2. Súc miệng bằng nước muối
Các nghiên cứu cho biết, bạn chỉ cần súc miệng một vài lần trong ngày bằng nước muối ấm để làm giảm sưng cổ họng một cách hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách: lấy một cốc nước ấm pha một chút muối để súc miệng nhưng nếu không thích vị mặn thì bạn có thể cho thêm một chút mật ong để làm nó dễ chịu hơn. Nên nhớ, sau khi súc miệng hãy nhổ đi chứ đừng nuốt.
3. Viên ngậm chữa đau họng và thuốc xịt
Các loại viên ngậm có khả năng kích thích tuyến nước bọt, giữ ấm cho vùng cổ họng. Bạn có thể chọn các loại viên ngậm, có thành phần làm mát hoặc làm tê như tinh dầu bạc hà. Đồng thời, các loại thuốc xịt không cần kê đơn cũng có tác dụng tương tự như viên ngậm. Chúng không có tác dụng điều trị bệnh nhưng có khả năng làm dịu các triệu chứng của bệnh đang tiềm ẩn và giảm đau kịp thời. Đặc biệt, phenol – thành phần hoạt tính trong thuốc, có khả năng khử trùng và kháng khuẩn tốt.
4. Siro ho
Giống như thuốc ho hoặc thuốc xịt, siro ho có khả năng giúp bạng giảm đau tạm thời. Nếu phải làm việc, bạn nên chọn các loại siro không gây buồn ngủ.
5. Nước uống
Hãy uống nước đầy đủ, đặc biệt là khi bạn đang mắc các bệnh về họng. Uống đủ nước có tác dụng giúp cho các màng nhầy được tăng cường khả năng chống lại virus, vi khuẩn cũng như các chất kích thích gây dị ứng. Bạn có thể dùng các loại nước ép trái cây hoặc nước luộc rau, nước luộc gà để cổ họng được dễ chịu hơn.
6. Trà
Hãy uống một cốc trà thảo mộc ấm để làm dịu cổ họng của bạn. Ngoài trà thảo mộc, bạn có thể dùng các loại trà khác như: các loại trà với lá màu đen, màu xanh hoặc trắng cũng có tác dụng tương tự. Nó giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, tránh nhiễm trùng, và có chứa rất nhiều chất oxy hóa. Và để tăng cường hiệu quả, bạn có thể cho thêm một thìa mật ong để uống dễ hơn và kháng khuẩn mạnh hơn.
7. Súp gà
Đây được biết đến như một phương pháp truyền thống để trị cảm lạnh, đồng thời, trị chứng đau họng hiệu quả. Sở dĩ súp gà có tác dụng như vậy vì chứa nguyên tố natri có khả năng kháng viêm, và mang lại cảm giác dễ chịu khi đi vào cổ họng. Vì thế, dù có khó chịu với cổ họng thế nào đi nữa, bạn hãy nhấm nháp một chút súp gà để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết chống nhiễm trùng họng hiệu quả.
Có Tiêu Khiết Thanh, viêm họng không đáng để quan tâm
Các phương pháp trên hỗ trợ bạn phòng ngừa và điều trị viêm họng. Nhưng đối với thuốc phải sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, một vài phương pháp chỉ hỗ trợ hàng ngày giúp bệnh mau khỏi hơn. Các trường hợp bệnh nặng như suy hô hấp, hen suyễn, ung thư phổi... không được chủ quan tự uống thuốc mà nên đến khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.
Có hiểu biết chính xác về công dụng từng phương pháp để áp dụng đúng người đúng bệnh là điều các chuyên gia khuyên bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược, an toàn và hiệu quả hơn các phương pháp trên đó là Tiêu Khiết Thanh. Với gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm được đông đảo người dùng tin tưởng mua về sử dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cho cả gia đình trong các bệnh về viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan… Vậy công dụng của Tiêu Khiết Thanh qua nhận xét của các chuyên gia là như thế nào? Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh:
Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hà sinh năm 1979 (trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với viêm họng hạt, khản tiếng nhiều năm nay. Mỗi khi giảng bài chị đều phải dùng máy trợ giảng, cứ nói vài câu là lại bị hụt hơi, khản giọng rồi mất tiếng. Chị tâm sự:
Trên đây là 7 cách điều trị bệnh đau họng hiệu quả. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin đến cho bạn để luôn có giọng nói trong sáng nhất nhé!
Khánh Vũ