Bé bị khàn tiếng không ho phải làm sao? Xem ngay lời giải đáp!

Khi bé bị khàn tiếng không ho, cha mẹ nên tạo lập cho trẻ thói quen sống lành mạnh, đưa trẻ đi khám và điều trị các tình trạng sức khoẻ khác. Việc phòng ngừa và điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ giữ gìn giọng nói trong sáng và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cách khắc phục khàn tiếng ở trẻ, hãy theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ em

Nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: 

Nguyên nhân thường gặp

Theo các chuyên gia, bé bị khàn tiếng không ho có thể do một số tình trạng sau đây: 

  • Trẻ la hét, nói quá to, nói nhiều và quấy khóc liên tục có thể làm tổn thương dây thanh quản và dẫn đến khàn giọng. 
  • Trẻ bị khô miệng hoặc ít uống nước. 
  • Bé thường xuyên hắng giọng. 
  • Trẻ hít khói thuốc lá thụ động khiến thanh quản bị viêm và gây ra tình trạng khàn tiếng. 
  • Trẻ sử dụng nhiều viên ngậm ho. 

Nguyên nhân khác khiến bé bị khàn tiếng không ho

Ngoài những yếu tố trên, tình trạng bé bị khàn giọng cũng có thể xuất phát từ một số lý do khác ít phổ biến hơn như:

  • Di truyền, khàn giọng bẩm sinh. 
  • Trẻ bị dị ứng do tiếp xúc với dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, thực phẩm hoặc hóa chất, khiến đường hô hấp bị ảnh hưởng và gây ra triệu chứng khàn giọng. 
  • Trẻ bị bệnh hen suyễn mạn tính. 
  • Trẻ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp, bao gồm cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan, đau họng, papilloma và viêm tiểu phế quản. 
  • Trẻ thường xuyên bị nôn mửa hoặc trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Tổn thương dây thần kinh thanh âm. 
  • Trẻ bị stress. 
  • Trẻ mắc hội chứng Weaver hoặc rối loạn tăng động.

benh-ly-ve-duong-ho-hap-co-the-gay-khan-tieng-khong-ho-o-tre-em.webp

Bệnh lý về đường hô hấp có thể gây khàn tiếng không ho ở trẻ em

>>> Xem thêm: Top 10 nguyên nhân gây khàn tiếng và cách điều trị hiệu quả

Cần làm gì khi bé bị khàn tiếng không ho?

Tình trạng bé bị khàn tiếng không ho cần được xử lý càng sớm càng tốt nhằm giúp trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sau này. Vậy cha mẹ nên làm gì khi bé bị khàn giọng? 

Tạo thói quen sống lành mạnh cho trẻ

Để khắc phục tình trạng khàn tiếng ở trẻ, cha mẹ nên tạo lập cho bé một lối sống lành mạnh theo các cách sau đây: 

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với những chất dễ gây kích ứng, bao gồm khói bụi, khói thuốc lá, xăng xe, phấn hoa, khói than hoặc lông động vật.
  • Khuyên bảo trẻ hạn chế nói quá to khi giao tiếp hoặc la hét lúc vui chơi. Bạn nên hướng dẫn trẻ tập thói quen nói chuyện có nhịp điệu, rõ ràng với âm lượng vừa phải. 
  • Cần hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, thay vào đó nên chọn các loại nước tự nhiên như nước khoáng hoặc nước lọc. Cố gắng cho bé uống nước thường xuyên trong ngày để giữ độ ẩm nhất định cho cổ họng, từ đó giúp làm giảm triệu chứng khàn tiếng. 
  • Nếu bé bị khàn giọng do thường xuyên tập hát hoặc kịch, bạn nên giúp trẻ có lịch nghỉ ngơi xen kẽ với tập luyện một cách phù hợp. 
  • Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, bổ sung thêm vitamin C giúp tăng sức đề kháng và khuyến khích trẻ tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Khi bé bị khàn tiếng không ho, bạn nên tránh mở điều hoà ở nhiệt độ quá thấp vì dễ khiến tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên trầm trọng hơn. 
  • Phòng ngừa và điều trị đúng cách các bệnh lý về đường hô hấp cũng là một điều quan trọng giúp giảm tình trạng bé bị khàn tiếng không ho, nhất là vào dịp thời tiết thay đổi. 

dieu-tri-som-cac-benh-ve-duong-ho-hap-giup-ngan-ngua-khan-tieng-o-tre.webp

Điều trị sớm các bệnh về đường hô hấp giúp ngăn ngừa khàn tiếng ở trẻ

Sử dụng thuốc điều trị 

Khi bé bị khàn tiếng không ho, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc giúp điều trị các nguyên nhân gây khàn giọng ở trẻ, bao gồm: 

  • Thuốc hạ sốt: Hapacol hoặc paracetamol. 
  • Thuốc trị ho hoặc siro: Atussin, opc hoặc prospan. 
  • Thuốc kháng sinh: Penicillin V hoặc benzathine penicillin. 
  • Thuốc corticoid và histamine: Điều trị cho khàn tiếng ở trẻ do dị ứng. 

Chủ động đưa bé đến bệnh viện

Khi bé bị khàn tiếng không ho kéo dài, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh gây ra triệu chứng khàn giọng mà bé đang mắc phải. 

Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của trẻ, nhằm giúp bé tránh được những di chứng vĩnh viễn. 

Điều trị cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Trẻ bị khàn giọng có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc, nghỉ ngơi hoặc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ nguyên nhân cũng như giúp cải thiện các triệu chứng đi kèm của bệnh. 

Do đó, cha mẹ nên đảm bảo tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị cho bé bị khàn tiếng. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc bừa bãi, ngay cả các bài thuốc chữa mẹo dân gian. 

Việc tự ý chữa trị có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ chuyển biến trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. 

dieu-tri-khan-tieng-cho-tre-nho-theo-dung-chi-dinh-cua-bac-si.webp

Điều trị khàn tiếng cho trẻ nhỏ theo đúng chỉ định của bác sĩ 

Chăm sóc tại nhà cho trẻ

Chăm sóc tại nhà cũng được xem là một khâu quan trọng trong quá trình điều trị cho bé bị khàn tiếng không ho. Khi kết hợp thực hiện các biện pháp y tế và chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm đáng kể các triệu chứng mệt mỏi, khàn tiếng hoặc đau họng ở trẻ. 

Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc tại nhà mà cha mẹ nên áp dụng khi bé bị khàn giọng, bao gồm: 

  • Cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 3 – 5 ngày và tránh các hoạt động vui chơi khiến trẻ phấn khích la hét hoặc nói to. 
  • Cho trẻ uống nước mật ong ấm khoảng 2 lần/ngày để làm dịu những tổn thương ở thanh quản và giúp cải thiện các tình trạng khác như đờm hoặc đau họng. 
  • Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên. 
  • Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. 
  • Sử dụng máy lọc không khí giúp loại bỏ các loại chất hoặc dị nguyên gây dị ứng như hoá chất, khói bụi. 
  • Nếu trẻ bị khàn giọng do dị ứng, bạn có thể sử dụng dung dịch nước rửa mũi mắt để loại bỏ tác nhân gây kích ứng. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ dầu mỡ và nước có ga. 

han-che-cho-be-bi-khan-giong-tieu-thu-nhung-thuc-pham-nhieu-dau-mo.webp

Hạn chế cho bé bị khàn giọng tiêu thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ

Hỗ trợ giải quyết tình trạng khàn giọng ở trẻ bằng cốm Tiêu Khiết Thanh 

Để hỗ trợ giải quyết nhanh tình trạng khàn tiếng ở trẻ, bạn có thể cho trẻ thực hiện một lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng sản phẩm tự nhiên như cốm Tiêu Khiết Thanh. 

Cốm Tiêu Khiết Thanh đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và giúp cải thiện các vấn đề như khàn giọng, mất giọng, đau họng và viêm thanh quản ở trẻ em. Sản phẩm Cốm Tiêu Khiết Thanh là sự kết hợp độc đáo của các loại thảo dược quý sau: 

  • Cao bán biên liên: Là một vị thuốc nổi tiếng trong Đông y, có tác dụng lợi tiểu, thông tiểu và giải độc rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, bán biên liên cũng giúp hỗ trợ điều trị tình trạng viêm thanh quản – nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ em. 
  • Cao bồ công anh: Là một loại thảo dược phổ biến trong tự nhiên, có tính hàn, vị ngọt, giúp tiêu viêm, giải độc và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm cũng như khàn tiếng ở trẻ. 
  • Cao sói rừng: Sói rừng là loại cây được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh viêm phổi và ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư vòm họng hiệu quả. Do đó, sói rừng đã được đưa vào làm thành phần của Cốm Tiêu Khiết Thanh với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về họng và dây thanh quản dẫn đến tình trạng khàn tiếng ở trẻ. 
  • Cao cỏ lào: Có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm giúp chống lại các tình trạng viêm nhiễm và chữa các bệnh về răng miệng rất hữu hiệu. 
  • Cao kinh giới: Vừa là một loại rau thơm, vừa là một vị thuốc Đông y có tác dụng khắc phục các bệnh cảm cúm hoặc dị ứng – những tác nhân khiến trẻ bị khàn giọng. 

Ngoài các loại thảo dược trên, cốm Tiêu Khiết Thanh cũng giúp bổ sung các vitamin C, D3 và khoáng chất thiết yếu khác cho trẻ, góp phần tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ tái phát khàn tiếng. 

com-tieu-khiet-thanh-giup-tang-suc-de-khang-giam-khan-tieng-cho-tre.webp

Hỗ trợ điều trị khàn tiếng ở trẻ bằng sản phẩm cốm Tiêu Khiết Thanh

dat-mua-ngay.webp

Chính vì vậy, cốm Tiêu Khiết Thanh được xem là một giải pháp hỗ trợ điều trị khàn tiếng an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ ghi nhận nào về tác dụng phụ của sản phẩm cốm Tiêu Khiết Thanh, kể cả sử dụng trong thời gian dài. 

Nhìn chung, cốm Tiêu Khiết Thanh phù hợp cho trẻ từ một tuổi trở lên, cụ thể: 

  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Uống 1 gói/ngày. 
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Uống 1 gói/lần và 2 lần/ngày. 
  • Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Uống 2 gói/lần và 2 lần/ngày. 
  • Trẻ trên 12 tuổi: Uống 3 gói/lần và 2 lần/ngày. 

Phụ huynh nên cho trẻ sử dụng sản phẩm cốm Tiêu Khiết Thanh liên tục một đợt từ 1 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: Mách nhỏ 4 cách chữa khàn tiếng cho bé cực nhanh và an toàn

Cảnh báo về biến chứng nguy hiểm khi bé bị khàn tiếng

Thực tế, tình trạng bé bị khàn tiếng không ho thường liên quan đến những tổn thương hoặc sự suy giảm của chức năng dây thanh âm. Vậy bé bị khàn tiếng có sao không? 

Nếu nguyên nhân khiến bé hay bị khàn tiếng là do la hét quá mức hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng thì triệu chứng khàn giọng sẽ dần biến mất sau 5 – 7 ngày điều trị theo liệu trình mà bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nếu bé khàn giọng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. 

Bé bị khàn tiếng không ho kéo dài có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho dây thanh âm, khiến dây thanh bị teo lại và dẫn đến biến đổi giọng nói suốt đời. Ngoài ra, khi dây thanh âm bị viêm cũng có thể khiến bé bị khó thở, dễ mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. 

Mặt khác, bé hay bị khàn tiếng có thể làm thay đổi giọng nói và gặp khó khăn khi nói chuyện. Điều này khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp, lâu dần có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. 

Cách phòng tránh khàn tiếng cho trẻ nhỏ

Ở những bé hay bị khàn tiếng hoặc có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này, ngoài việc tránh cho trẻ thực hiện các hành vi gây mệt giọng, bạn còn phải loại bỏ những điều kiện làm phát sinh khàn tiếng. Do đó, việc dự phòng những tình trạng như dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm cúm ở trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. 

Bên cạnh đó, để phòng ngừa khàn tiếng cho trẻ nhỏ, bạn cũng nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước mỗi ngày và cố gắng bổ sung cho bé đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng. 

Như vậy, tình trạng bé bị khàn tiếng không ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc phòng ngừa và điều trị đúng cách đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ tránh được những biến chứng sức khỏe tiềm ẩn khác.

Tham khảo:

https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/hoarseness/ 

https://nyulangone.org/conditions/hoarseness-in-children/diagnosis 

https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Voice_disorders/ 

 

banner-cuoi-bai.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.