Tác giả: Khánh Vũ /Chuyên gia cố vấn: Chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh
Sử dụng hồng bì là một cách trị khan tiếng đau họng tại nhà rất tốt nhưng không phải ai cũng biết. Bạn sẽ bất ngờ vì tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Dân gian thường dùng lá hồng bì để nấu nước gội đầu, cho sạch gầu và mượt tóc. Tham khảo thông tin quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về công dụng của loại quả chua chua ngọt ngọt này.
Hồng bì trị khan tiếng đau họng tại nhà
Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm thuốc và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 – 5, có quả tháng 6 – 8.
Hồng bì chữa khan tiếng đau họng tại nhà
Hồng bì còn có tên khác là hoàng bì, quất hồng bì, nhâm, thuộc loại cây nhỡ. Lá kép mọc so le, hình trái xoan. Hoa trắng mọc thành chuỳ thưa ở ngọn. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng, nâu, có 1 – 2 ngăn, chứa một hạt to; thịt quả ngọt thơm.
Tất cả các bộ phận của cây, đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Lá thường dùng tươi hoặc phơi khô, dùng làm thuốc với tên “hoàng bì diệp”; Quả có thể dùng tươi hoặc hái về, để nguyên hay bổ dọc, phơi nắng hay sấy khô, dùng làm thuốc với tên “hoàng bì quả”; hạt dùng làm thuốc với tên “hoàng bì quả hạch”; rễ gọi là “ hoàng bì căn”; vỏ rễ gọi là “hoàng bì căn bì”,… Theo Đông y:
+ Lá (hoàng bì diệp) có vị đắng và cay, tính bình hơi ấm; Có tác dụng giải cảm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Dùng chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, ho. Dân gian thường dùng để nấu nước gội đầu, cho sạch gầu và mượt tóc. Liều dùng hàng ngày 20-40g.
+ Quả (hoàng bì quả) có vị ngọt và chua, tính bình hơi ấm. Có tác dụng chống ho, khan tiếng, long đờm, kích thích tiêu hóa, cầm nôn. Dùng chữa tiêu hóa kém, buồn nôn, ho, ho gà. Liều dùng hàng ngày 6-10g quả khô.
+ Hạt (hoàng bì quả hạch) và rễ (hoàng bì căn) có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, nên hỗ trợ giảm đau họng, xúc tiến tiêu hóa, dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt. Hạt còn chữa rắn cắn. Rễ còn dùng chữa cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ. Liều dùng hàng ngày: Hạt 6-10g; rễ 10-20g.
Hạt hồng bì là thuốc chữa đau họng
Như vậy với công dụng của từng thành phần, hồng bì hoàn toàn khả thi trong việc chữa khan tiếng đau họng tại nhà.
>>Xem thêm: Bị khan tiếng uống thuốc gì?
Một số đơn thuốc thường dùng
Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.
Giảm đau họng, khan tiếng do viêm họng: Quả quất hồng bì 2 – 3 quả ngậm với vài hạt muối, ngậm 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp làm dịu họng, giảm đau rát khan tiếng và giảm ho do viêm họng.
Chữa ho: Quả hồng bì tươi 4 – 5 quả, hấp với một chút đường phèn cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối có tác dụng kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm, giảm ho ở trẻ hoặc ho do cảm rất tốt. Trong trường hợp ho gà: Dùng quả hồng bì, vỏ rễ dâu, cam thảo, mỗi thứ 10g, sắc nước uống trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.
Chữa tốt bệnh ho gà: Quả phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g. Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành sirô. Mỗi lần uống 1 – 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Bài thuốc chữa khan tiếng đau họng
>>Xem thêm: 5 phương pháp chữa đau họng khan tiếng lâu ngày
Cải thiện khan tiếng đau họng bằng thảo dược
Hồng bì là một cách chữa đau họng khan tiếng hay, vì thế mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn các công thức từ loại quả này để dùng khi thấy khan tiếng đau họng. Nếu do đặc điểm vùng miền hoặc do mùa vụ mà không có loại quả này thì cũng không sao, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên dựa trên các bài thuốc cổ truyền đã được cha ông ta tích lũy từ hàng ngàn năm tới nay, vì đây đang là lựa chọn của các chuyên gia trong việc phòng và hỗ trợ điều trị khan tiếng đau họng.
Nổi bật trong các dòng sản phẩm từ thiên nhiên đó là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh có thành phần từ các loại thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Đây là sự kết hợp độc đáo có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm, tăng cường đề kháng, bảo vệ thanh quản. Từ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng như khan tiếng, mất tiếng, giảm sưng, giảm đau họng.
Tiêu Khiết Thanh giúp phòng ngừa khan tiếng đau họng
Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh
Là giáo viên dạy tiểu học, anh Trương Hữu Quân (sinh năm 1977, trú tại Ấp 4, Long Điền Đông A, huyện Long Hải, tỉnh Bạc Liêu – SĐT: 0383.666.757) bị khan tiếng, hụt hơi do polyp dây thanh, phải dùng máy trợ giảng khi dạy học. Anh chia sẻ TẠI ĐÂY.
Như trường hợp của bác Phạm Văn Hộ (ở 14/96 Vũ Năng An, phường Hạ Long, thành phố Nam Định - SĐT: 0934.664.506). Nhiều năm đứng lớp khiến cổ họng bác Hộ lúc nào cũng đau rát, khan tiếng. Hãy lắng nghe chia sẻ của bác qua video trên đây:
Xem thêm kinh nghiệm cải thiện khan tiếng, đau họng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác
Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh
Do tính chất công việc thường xuyên phải nói nhiều trong thời gian dài nên giáo viên dễ bị đau họng, khan tiếng. Vậy những trường hợp này sử dụng Tiêu Khiết Thanh được không? PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh giải đáp trong video sau đây:
Xem thêm Chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn tư vấn bị khản tiếng đau họng chữa như thế nào?
Trên đây là cách chữa khan tiếng đau họng bằng hồng bì. Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1800.6103 (miễn cước gọi)/ kết bạn Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.
Khánh Vũ