Viêm đường hô hấp và những điều cần biết

Hàng rào đầu tiên và khó vượt qua nhất đối với vi khuẩn là bề mặt nguyên vẹn của niêm mạc và lớp màng nhầy bao phủ trên bề mặt của nó. Nhưng khi nó trở nên suy yếu, hoặc do vi khuẩn có độc tính cao nên vi khuẩn, virut dễ dàng vượt rào và tấn công cơ quan hô hấp gây các bệnh lý: Viêm mũi xoang, viêm họng, amidan, viêm thanh quản, phế quản…

Tính chất và vai trò niêm mạc vùng tai mũi họng

Chức năng sinh lý của niêm mạc đường hô hấp

Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15 micromet. Ngược lại các hạt từ 10 micromet và bé hơn chỉ có 5% bị giữ lại ở màng nhầy. Các dị vật này được màng nhầy chuyển ra cửa mũi sau. Nhờ sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống lông chuyển, mà các khoang phụ của mũi trở nên vô trùng.

Miễn dịch tự nhiên của đường hô hấp hàng rào đầu tiên và khó vượt qua nhất đối với vi khuẩn là bề mặt nguyên vẹn của niêm mạc và lớp màng nhầy bao phủ trên bề mặt của nó. Nhiễm khuẩn chỉ xảy ra khi các vi khuẩn có độc tố cao đủ khả năng gây thương tổn, vượt qua được hàng rào niêm mạc.

 Phần lớn các vi khuẩn có kích thước lớn được giữ lại ở lớp màng nhầy của đường hô hấp trên rồi bị đẩy ra ngoài bởi hoạt động của lớp màng nhầy và lớp nhung mao của niêm mạc mũi. Hệ thống làm sạch này thường khá hiệu quả. Nó cũng bị yếu đi bởi hút thuốc lá, bệnh viêm mũi mạn tính (niêm mạc mũi bị xơ hoá, teo đét, quá phát, hít phải dịch dạ dầy trào ngược, những đợt tấn công của siêu vi trùng hoặc chấn thương do đặt nội khí quản). Một cơ thể khoẻ mạnh là một cơ thể có chức năng điều hoà miễn dịch tốt.

Yếu tố cơ học: sự làm sạch được tiến hành bởi lớp màng nhầy

Niêm mạc vùng tai mũi họng có cấu trúc phức tạp, nơi gặp nhau của 2 đường hô hấp và tiêu hoá nên cấu trúc của của niêm mạc có những điểm giống và khác nhau.

Giống nhau: đều được cấu tạo bởi nếp gấp của biểu mô và lớp tổ chức đệm.

Khác nhau: khu vực hô hấp bao gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản là biểu mô trụ đơn có lông chuyển. Khu vực ngã tư hô hấp - tiêu hoá, miệng thực quản, thực quản được bao phủ bởi biểu mô lát tầng. Do đó niêm mạc vùng tai mũi họng vừa mang tính chất cảm giác, vừa mang tính chất bảo vệ. Vì vậy khi dùng thuốc phải bảo đảm vừa chữa khỏi bệnh vừa phải bảo vệ được sự toàn vẹn của niêm mạc.

Cách dùng thuốc trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Tây y điều trị bệnh lý tai mũi họng

Cách dùng thuốc trong điều trị bệnh lý mũi, xoang

Nhỏ thuốc mũi

Thuốc thường dùng:

Các thuốc co mạch:

Ephedrin 1% cho trẻ em, 3% cho người lớn, có thể dùng Supharin.

Napthazolin 0,05% cho trẻ em, 0,1% cho người lớn (không dùng cho trẻ sơ sinh).

Adrenalin 0,1% dùng cho trẻ sơ sinh.

Các thuốc sát khuẩn, chống viêm:

Argyron 1% cho trẻ em, 3% cho người lớn (thuốc cần đựng trong lọ màu hay bọc giấy đen, tránh để chỗ nắng, sáng).

Cloroxit 0,4%.

Ngoài ra còn có các loại thuốc dùng trong các ống đựng chất bay hơi thường là Menthol để hít hơi vào mũi tạo thông thoáng và sát khuẩn.

Cách sử dụng: khi rỏ mũi bệnh nhân phải nằm ngửa, đầu thấp, mặt hơi ngả về bên được rỏ thuốc. Không nên tra thuốc ở tư thế đứng thẳng vì thuốc không tới được các cuốn mũi, như vậy sẽ không có hiệu quả.

Lưu ý: trước khi rỏ thuốc, mũi phải được rửa sạch bằng nước muối sinh lý.

Khí dung mũi, xoang

Thuốc thường dùng: kháng sinh, corticoid...

Cách sử dụng: cho thuốc theo một tỷ lệ nhất định vào bầu đựng thuốc của máy khí dung, sau đó lắp vào máy và khí dung theo đường mũi, thời gian một l lần khí dung 10 - 20 phút, ngày có thể khí dung 1 - 2 lần.

Khí dung xoang: hít vào đường miệng, thở ra đường mũi.

Khí dung mũi: hít vào đường mũi, thở ra đường miệng.

Cách dùng thuốc điều trị bệnh lý họng, thanh quản

Súc họng

Thuốc thường dùng: nguyên tắc chung là dùng các dung dịch kiềm ấm (khoảng 40 0 C). Đơn giản nhất là dùng muối ăn: Natri clorua (Nacl) pha một thìa cà phê muối tinh trong 1 cốc nước ấm, hoặc dùng dung dịch: Bicarbonat natri 5%.

Cách súc họng: ngậm 1 ngụm dung dịch súc họng rồi ngửa đầu ra sau, há miệng kêu “gơ gơ” liên tục, nghỉ 1 lúc lại làm tiếp, sau 2-3 lần như trên, nhổ dung dịch súc họng ra. Súc tiếp bằng ngụm khác và ngày làm 2-3 lần.

Khí dung họng, thanh quản: giống phần mũi, xoang chỉ khác đường vào là đường miệng

Bôi thuốc họng, thanh quản

Là chấm thuốc vào những vùng có bệnh tích ở họng, thanh quản như: nề, loét, nốt phỏng...

Thuốc thường dùng: Glyxerin bôrat 5%, Glyxerin iôt 2%, xanh Methylen 1%, S.M.C (salicylat menthol cocain).

Cách sử dụng: bệnh nhân ngồi thẳng, há to miệng, thầy thuốc đeo đèn clar, tay phải cầm đè lưỡi, tay trái cầm 1 que tăm bông thẳng, thấm thuốc vào bông và bôi chấm nhẹ trên bệnh tích. Trường hợp điều trị thanh quản phải sử dụng gương soi thanh quản và que tăm bông hình cong.

Bơm thuốc thanh quản

Cũng thực hiện giống chấm thuốc thanh quản nhưng thay que bông bằng bơm tiêm (1-2 ml), có kim dài đầu cong. Thuốc thường dùng là dung dịch kháng sinh, kháng nấm, cocticoid.

Như đã phân tích ở trên: niêm mạc vùng tai mũi họng vừa mang tính chất cảm giác, vừa mang tính chất bảo vệ. Vì vậy khi dùng thuốc phải bảo đảm vừa chữa khỏi bệnh vừa phải bảo vệ được sự toàn vẹn của niêm mạc. Tuy nhiên đa phần giải pháp từ tây y chỉ cải thiện triệu chứng, việc dùng kéo dài dễ làm khô niêm mạc vì vậy không đạt được mục tiêu bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc họng chính vì vậy đối với bệnh lý viêm đường hô hấp mạn phải điều trị kéo dài thì tây y tỏ ra có nhiều nhược điểm.

Xu hướng sử dụng đông y, giải pháp toàn diện cho bệnh lý viêm đường hô hấp.

Theo đông y Nguyên nhân gây bệnh lý viêm đường hô hấp là do nhiệt độc tích tụ gây tổn thương phế khiến họng đau, sưng, ngứa rát, ăn uống nói chuyện đều đau đớn, thậm chí khản tiếng, mất tiếng, ho ra rả cả ngày, mất ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, công việc giảm sút…

Để trị những bệnh dai dẳng này, đông chủ trương sử dụng phương pháp “thanh nhiệt hóa đàm” tức là phối hợp các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa tiêu diệt “nhiệt độc” – gốc rễ của bệnh. Vì vậy các bài thuốc y học cổ truyền thường kết hợp các vị như rẻ quạt, bồ công anh, sói rừng, bán biên liên, đây là 4 vị thảo dược tiêu biểu được nhiều lương y và thầy thuốc đông y chọn làm vị chính trong các bài thuốc trị bệnh của mình.

4 vị thuốc tiêu biểu giúp ích cho người bệnh viêm đường hô hấp

Dựa trên nền tảng y học cổ truyền đồng thời với mong muốn tìm ra giải pháp khắc phục một số nhược điểm của tây y. Các nhà khoa học đã kết hợp 4 vị thảo dược nói trên đồng thời áp dụng công nghệ bào chế hiện đại sản xuất thành công viên nến có tên Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đàm, tán kết do đó tiêu trừ nhiệt độc giải quyết gốc rễ của bệnh; đồng thời phát huy tác dụng kháng khuẩn, chống virut, chống nấm nên cải thiện toàn diện vừa nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên hạn chế nhờn thuốc, ít tái phát do tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Kể từ năm 2009 đến nay, Tiêu Khiết Thanh đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi nỗi đau dai dẳng do bệnh thanh quản, viêm họng, amidan cấp và mạn. Bạn đọc có thể tham khảo qua câu chuyện người thật việc thật tại đây

Nhiều năm liền nhận được nhiều giải thưởng cao quý, mới dây nhất vào 10/2017: Giải "Thương Hiệu Gia Đình Tin Dùng" do bộ Lao Động - Thương Bình & Xã Hội trao tặng.

Hotline tư vấn và đặt mua Tiêu Khiết Thanh: 0975.358.815 (viber, zalo)

Thu Minh

 

 

 

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.