Khi giọng nói yếu hụt hơi, việc nói hơi chút là mệt khiến bạn khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp. Trong một số trường hợp, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tại dây thanh mà có thể bạn chưa biết. Vì thế, hiểu rõ về các nguyên nhân gây hụt hơi khi nói sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng giọng nói của mình.
Tìm hiểu giọng nói yếu hụt hơi là bệnh gì?
Giọng nói yếu ớt, hụt hơi hoặc phát âm không rõ tiếng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh yếu tố bẩm sinh, triệu chứng này còn là biểu hiện của những tổn thương tại thanh quản như:
Polyp dây thanh
Các khối polyp có thể làm thay đổi cách không khí đi qua, hoặc cản trở hoạt động của 2 dây thanh nên sẽ làm biến đổi giọng nói bình thường. Vì vậy, khàn tiếng kéo dài, âm phát ra yếu, khản đặc, không rõ âm tiết, nói nhanh mệt, giọng thều thào... là những triệu chứng đặc trưng khi mắc polyp dây thanh. Ngoài ra, người bệnh luôn có cảm giác như bị mắc nghẹn hoặc đau rát, vướng víu ở vùng cổ họng như có vật gì đó cản trở, nên luôn khạc nhổ, ho khan, dẫn tới đau tức ngực. Thậm chí nhiều trường hợp, khối u phát triển lâu ngày, có thể gây khó thở, khiến người mắc mệt mỏi, ngủ ngáy.
Polyp dây thanh có thể là nguyên nhân gây hụt hơi khi nói
>>> XEM THÊM: Khàn tiếng kéo dài - Hồi chuông cảnh báo ung thư thanh quản!
Hạt xơ dây thanh
Hạt xơ dây thanh ảnh hưởng đến hoạt động rung của dây thanh, gây ra triệu chứng khản tiếng kéo dài. Bên cạnh đó, hạt xơ cũng khiến hai mép của dây thanh không khép sát vào nhau, tạo khe hở thanh môn, làm cho một lượng hơi lớn bị thất thoát, dẫn đến hụt hơi, nói nhanh mệt, giọng thều thào, thậm chí mất giọng hoàn toàn. Ngoài ra, khi hạt xơ phát triển với kích thước lớn sẽ khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, ho nhiều…
U nang thanh quản
U nang thanh quản thường xuất hiện đơn độc, phát triển dưới niêm mạc và dọc theo chiều dài của dây thanh quản. Khi phát triển với kích thước lớn, có thể gây hụt hơi, giọng thều thào, nói không rõ tiếng,... thậm chí chèn ép đường thở gây khó thở.
Ngoài các bệnh lý thông thường kể trên thì khản tiếng kéo dài, giọng thều thào, nói không rõ tiếng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số loại ung thư như: Ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp, ung thư trung thất, ung thư đỉnh phổi,...
Giọng thều thào, nói không ra hơi có nguy hiểm không?
Khi hoạt động thể lực quá sức, chúng ta thường thấy giọng nói hụt hơi, thều thào và yếu ớt. Điều này là hoàn toàn bình thường và giọng nói sẽ trở về như ban đầu khi bạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu giọng nói yếu hụt hơi đột ngột xuất hiện và kéo dài nhiều người thì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống.
- Giao tiếp hạn chế: Nói nhanh mệt, giọng thều thào, nói không rõ tiếng, hụt hơi, khiến người nghe không hiểu sẽ tác động trực tiếp tới giọng nói - công cụ giao tiếp chính của con người. Chính vì vậy, khi gặp tình trạng này, người mắc sẽ mặc cảm, ngại giao tiếp với mọi người.
- Công việc gián đoạn: Với những người mà tính chất công việc phải dùng giọng nói nhiều thì việc hụt hơi, thều thào sẽ làm giảm hiệu suất lao động của họ. Có những trường hợp vì giọng nói bị biến đổi quá mức mà phải bỏ việc do không thể đáp ứng yêu cầu.
- Dễ bị viêm đường hô hấp: Do hạn chế giao tiếp nên tuyến nước bọt hoạt động kém, gây hôi miệng và tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sức khoẻ.
Giọng nói yếu hụt hơi ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của một số người
>>> XEM THÊM: Hay bị khản tiếng và hụt hơi phải làm sao để cải thiện?
Cách khắc phục nói bị hụt hơi như thế nào?
Có nhiều biện pháp giúp xử lý giọng nói yếu hụt hơi khi nói chuyện, tùy vào khả năng đáp ứng của mỗi người.
Tập luyện cho hơi thở
Để có một giọng nói to, rõ ràng và không bị hụt hơi, kiểm soát hơi thở là điều hết sức quan trọng. Dưới đây là những bài tập dành cho bạn để có một giọng nói khỏe khoắn:
Hít thở bằng cơ hoành
Học cách hít thở sâu không chỉ cải thiện chất giọng, mà còn giúp bạn đỡ mất sức khi nói, từ đó nói được câu dài hơn mà không bị hụt hơi. Bạn có thể áp dụng cách thở bằng cơ hoành, thay vì thở như bình thường.
Đầu tiên, khi hít vào, bạn cần đẩy cơ hoành (cơ thấp hơn trên bụng) ra xa nhằm tạo thêm không gian cho không khí vào nhiều hơn. Khi thở ra, bạn hãy dùng chính các cơ này để đẩy không khí ra ngoài. Việc hít thở bằng cơ hoành sẽ giúp bạn lấy được hơi dày và giữ ở đây lâu hơn.
Giữ khẩu hình đúng
Mở miệng to khi nói đồng nghĩa với việc bạn sẽ lấy được nhiều hơi hơn, từ đó giảm tình trạng hụt hơi, nhanh mệt. Tuy nhiên, bạn không nên mở miệng quá lớn vì có thể làm căng cơ cổ và mặt. Ngoài ra, hãy đảm bảo lưỡi được đặt nhẹ nhàng bên dưới, đầu lưỡi chạm vào hàm răng dưới và không vượt qua miệng. Điều này sẽ giúp tránh làm ảnh hưởng đến giọng nói và nghe bị yếu.
Tập hít thở và giữ khẩu hình đúng giúp kéo dài hơi
Thay đổi lối sống
Nói không ra hơi, thều thào có thể đến từ những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt của bạn, chẳng hạn như uống rượu bia, hút thuốc lá… Vì vậy, bạn cần thực hiện một lối sống khoa học và lành mạnh để cải thiện giọng nói từ bên trong. Cụ thể:
- Uống đủ nước: Nước giúp bôi trơn và làm ẩm niêm mạc họng, thanh quản, hạn chế tình trạng kích ứng.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Các thực phẩm tươi như rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giữ cho lớp màng nhầy trong cổ họng khỏe mạnh.
- Ngủ đủ giấc: Nếu cơ thể mệt mỏi, giọng nói sẽ yếu ớt và không có năng lượng. Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm vừa giúp tái tạo cơ thể sau một ngày dài, vừa cho giọng nói có thời gian nghỉ ngơi.
- Tránh các chất kích thích: Khói thuốc lá, thực phẩm cay nóng, các sản phẩm từ sữa, thức ăn quá mặn, hoa quả có múi… đều là những thứ có thể gây tăng tiết đờm nhầy, từ đó ảnh hưởng đến giọng nói của bạn.
Điều trị các bệnh lý gây hụt hơi
Trong trường hợp giọng nói bị hụt hơi, thều thào do mắc các tổn thương ở dây thanh, bên cạnh việc tập luyện và thay đổi lối sống, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tùy vào mức độ ảnh hưởng. Theo đó, phẫu thuật polyp, hạt xơ hay u nang thanh quản thường là nội soi vi phẫu để trực tiếp bóc tách tổn thương. Ngoài ra, nhiều cơ sở y tế còn có biện pháp soi thanh quản dưới kính hiển vi phẫu thuật hoặc laser CO2.
Soi thanh quản giúp phát hiện sớm các tổn thương để xử lý kịp thời
Dùng thảo dược rẻ quạt giảm khàn tiếng, hụt hơi
Để giảm khàn tiếng, cải thiện chất lượng giọng nói, bên cạnh việc tập luyện hàng ngày, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược, tiêu biểu như rẻ quạt cũng là cách được nhiều người lựa chọn. Nghiên cứu đã chứng minh, trong thân rễ rẻ quạt có chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Thêm nữa, rẻ quạt còn được kết hợp với các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng đường hô hấp, từ đó đẩy lùi khàn tiếng và phòng tránh tái phát. Bạn có thể sử dụng cả 4 thảo dược này dưới dạng viên nén tiện dùng mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
Giọng nói yếu hụt hơi khiến bạn nói chuyện khó khăn và không nói được lâu, hơi thở ngắn, thều thào khiến âm thanh phát ra không đều. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần tập luyện cho giọng nói kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ như Tiêu Khiết Thanh ngay hôm nay!
Nếu bạn còn có câu hỏi về chủ đề giọng nói yếu, hụt hơi, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.
Nguồn tham khảo:
https://www.quora.com/Why-is-my-voice-sometimes-weak-and-unclear
https://www.quora.com/Why-do-I-get-out-of-breath-easily-when-I-speak-What-should-I-do-to-avoid-it
https://www.slt.co.uk/conditions/voice-problems/weak-voice/