Trào ngược thanh quản (LPR) là tình trạng axit được tạo ra trong dạ dày trào lên thực quản và làm tổn thương cổ họng. Bệnh gây ra các triệu chứng dai dẳng như ho, đau họng, khàn tiếng, khó nuốt… nhưng không có cảm giác nóng ở ngực dưới. Đó là lý do tại sao trào ngược thanh quản khó chẩn đoán nên việc hiểu rõ các dấu hiệu của trào ngược thanh quản là điều cần thiết để điều trị đúng.
Nguyên nhân nào gây ra trào ngược thanh quản?
Nguyên nhân dẫn tới trào ngược thanh quản là do axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên cổ họng và tràn vào thanh quản. Khi bạn nuốt, thức ăn sẽ đi xuống cổ họng và qua thực quản đến dạ dày. Ở phần tiếp xúc giữa thực quản và dạ dày có một cơ vòng kiểm soát việc đóng mở khi nuốt thức ăn.
Nếu cơ này hoạt động không tốt, các chất chứa axit dạ dày có thể bị đẩy ngược lên thực quản vào phía sau cổ họng (hầu) hoặc thanh quản gây tổn thương và viêm nhiễm. Vì vậy, hiện tượng này còn gọi là trào ngược họng thanh quản.
Thực tế, ai cũng có thể bị trào ngược thanh quản nhưng nó phổ biến hơn ở một số đối tượng sau:
- Có chế độ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
- Thừa cân, béo phì.
- Người mặc quần áo chật, đeo thắt lưng chặt.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
Trào ngược thanh quản xảy ra khi axit dạ dày bị đẩy ngược lên cổ họng, tràn vào thanh quản
>>> XEM THÊM: Bị viêm thanh quản mạn tính do trào ngược dạ dày - thực quản, cần phải xử lý như thế nào?
Các dấu hiệu và triệu chứng trào ngược thanh quản là gì?
Các triệu chứng của trào ngược thanh quản là do sự tiếp xúc của đường tiêu hóa trên với những chất trong dạ dày. Theo đó, triệu chứng thường gặp nhất là khàn tiếng, nặng hơn vào buổi sáng và sau khi ăn. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như:
- Vướng víu cổ họng, cảm giác có khối u.
- Nóng rát như đốt trong cổ họng.
- Kích ứng cổ họng quá mức, ho, hắng giọng.
- Chất nhầy quá mức, cảm giác chảy dịch mũi sau.
- Vị đắng hoặc chua trong miệng.
- Khó thở, khó nuốt.
Thực tế, trào ngược thanh quản thường được coi là một dạng phụ của trào ngược axit dạ dày (GERD). Tuy nhiên, trào ngược thanh quản có biểu hiện riêng biệt và khác với trào ngược axit ở triệu chứng ợ chua hoặc có vị đắng, cũng như thấy cảm giác nóng rát ở phía sau cổ họng. Theo đó, ợ chua chỉ xảy ra ở 20% trường hợp trào ngược thanh quản. Ngoài ra, tình trạng này còn có nguy cơ gây viêm phế quản và viêm phổi. Ngược lại, hầu hết các trường hợp GERD không ăn mòn, không có tổn thương rõ ràng đối với lớp niêm mạc của mô thực quản tiếp xúc với chất trào ngược.
Chẩn đoán trào ngược thanh quản thế nào?
Trào ngược thanh quản thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng của người bệnh và thăm khám khi có hiện tượng phù nề ở phía sau cổ họng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm gồm:
- Nội soi thanh quản: Thủ thuật này sử dụng một ống dài mỏng có camera ở đầu đi qua miệng, xuống thực quản và dạ dày.
- Test pH dạ dày bằng hơi thở: Bệnh nhân cầm trên tay một thiết bị và thở vào một thiết bị giống như quả bóng. Hơi thở sau khi được thu lại sẽ được kiểm tra và đánh giá trên các thiết bị phân tích. Từ các chỉ số đánh giá, bác sĩ có thể biết được người bệnh có bị nhiễm HP hay không.
Test pH dạ dày bằng hơi thở giúp chẩn đoán trào ngược thanh quản
Trào ngược thanh quản có nguy hiểm không?
Cùng với những thay đổi trong giọng nói đi kèm với các triệu chứng khó chịu ở cổ họng như khô, ngứa rát, trào ngược thanh quản nếu diễn biến trong thời gian dài còn có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng gồm:
- Tăng các rối loạn hô hấp như ho kéo dài.
- Viêm phổi, hen phế quản.
- Sưng các nếp gấp thanh quản.
- Hình thành u hạt trong cổ họng.
Nghiêm trọng hơn, trào ngược thanh quản không được điều trị cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Điều trị trào ngược thanh quản ra sao?
Phần lớn người bị trào ngược thanh quản không cần điều trị y tế và có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống. Cụ thể:
- Thực hiện chế độ ăn phù hợp (giảm thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chua cay, quá mặn, đồ uống có ga và chứa caffeine, tránh chất béo, tăng cường rau xanh…).
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Giảm cân nếu cân nặng vượt ngưỡng cho phép.
- Bỏ thuốc lá.
- Nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt và trung hòa axit.
- Không nằm ngay sau khi ngủ, tránh ăn tối quá muộn.
- Nâng cao gối khi ngủ nhằm ngăn axit dạ dày trào ngược vào cổ họng.
- Tránh hắng giọng quá mức.
- Không mặc quần áo bó sát.
Nếu việc thay đổi lối sống không đủ để giải quyết các triệu chứng của trào ngược thanh quản, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton: Dexlansoprazole, esomeprazole, omeprazole, natri bicarbonate… để giảm tiết dịch vị.
- Thuốc kháng histamin H2 như cimetidine, famotidine…
- Sucralfate để bảo vệ màng nhầy khỏi bị tổn thương bởi axit dạ dày.
- Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit dịch vị.
Ăn uống khoa học giúp kiểm soát axit dạ dày, giảm trào ngược
>>> XEM THÊM: Bị viêm họng mạn tính do trào ngược dạ dày nên điều trị như thế nào?
Giải pháp từ thảo dược cải thiện trào ngược thanh quản hiệu quả, an toàn
Đối với trào ngược thanh quản, bên cạnh việc ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, dùng thuốc theo chỉ định, bạn có thể kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược để cải thiện triệu chứng ho, đau họng, khàn tiếng… hiệu quả, lâu dài. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là một gợi ý hay dành cho bạn.
Tiêu Khiết Thanh chứa thành phần chính từ rẻ quạt đã được nghiên cứu chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Nhờ đó, rẻ quạt có khả năng làm giảm các tình trạng nhiễm trùng hô hấp như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan…
Ngoài ra, sản phẩm còn có: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng đều giúp chống viêm rất mạnh, tăng cường sức đề kháng và khôi phục các tế bào niêm mạc họng đang bị tổn thương, từ đó làm giảm triệu chứng đau rát họng, ho có đờm, khàn tiếng,... đồng thời dự phòng tái phát hiệu quả.
Từ khi ra mắt, sản phẩm đã được đông đảo người bệnh viêm thanh quản đón nhận và tin tưởng sử dụng. Điển hình là trường hợp của ông Trương Thanh Khiết (ở Long Xuyên, Long An) bị khàn tiếng, viêm thanh quản nhờ sử dụng Tiêu Khiết Thanh đã giảm đáng kể các triệu chứng. Chi tiết bạn hãy xem chia sẻ qua video dưới đây:
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021, có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.
Trào ngược thanh quản rất dễ bị bỏ qua bởi các triệu chứng không quá khác biệt so với viêm thông thường. Do đó, chiến lược điều trị hữu hiệu là ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày!
Nếu bạn còn có câu hỏi về tình trạng trên, hãy bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15024-laryngopharyngeal-reflux-lprartburn-gerd/guide/laryngopharyngeal-reflux-silent-reflux
https://en.wikipedia.org/wiki/Laryngopharyngeal_reflux