Thu đến và đông gần sang là lúc mà các bà mẹ của chúng ta canh cánh cả trăm nỗi lo lắng, nhất là các vấn đề liên quan tới bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Vậy làm thế nào để con khỏe mạnh bất chấp mọi điều kiện thời tiết? Mẹ hãy “bỏ túi” ngay cẩm nang chăm sóc trẻ trong mùa thu đông ngay sau đây.
Vào mùa thu – đông, thời tiết khô lạnh, đây là thách thức lớn với sức đề kháng đang non yếu của trẻ nhỏ. Vì vậy, trẻ thường dễ nhiễm bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp như: Ho, khò khè, sổ mũi, viêm họng, viêm amidan,… Để giúp trẻ khỏe mạnh, không lo ốm đau trong 2 mùa này, bố mẹ cần lưu ý các điều sau khi chăm sóc trẻ nhỏ:
Không “nhốt” trẻ trong nhà
Vào thời điểm giao mùa hay những ngày thu - đông có gió lạnh, nhiều phụ huynh thường có tâm lý bắt trẻ ngồi trong nhà, trong phòng kín cả ngày vì sợ gió lạnh làm con ốm. Tuy nhiên, thực chất, những điều này lại càng phản tác dụng vì trẻ sẽ càng kém thích nghi và dễ mắc bệnh hơn.
Mùa lạnh nhưng bố mẹ đừng “giam” trẻ trong nhà
Giải pháp: Với trẻ dưới 5 tuổi, cha mẹ nên cho bé ra ngoài từ 8h - 9h30 sáng, chiều từ 15h – 17h00 để trẻ tắm nắng, hấp thụ vitamin D – Vi chất cần thiết cho sức đề kháng và sự phát triển của trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ hít thở không khí trong lành và tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.
Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người phòng bệnh viêm đường hô hấp trên
Nhiều gia đình thường có thói quen đưa trẻ đi chơi ở các khu trung tâm thương mại kín gió. Tuy nhiên, mùa thu đông hanh khô là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh, vi khuẩn, virus lây lan trong không khí. Vì vậy, để bảo vệ trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc người đang ốm bệnh, cho trẻ đeo khẩu trang khi đi đường, tránh khói bụi, thuốc lá,…
Giải pháp: Bố mẹ có thể cho trẻ đi chơi ở công viên, khu vui chơi rộng rãi, sạch sẽ, cho trẻ tham gia các hoạt động vận động, rèn luyện cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
Vệ sinh hàng ngày giúp phòng viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Vào mùa lạnh, rất nhiều các bậc phụ huynh có tâm lý sợ con cảm lạnh nên không tắm cho trẻ mà chỉ thay quần áo, thậm chí vì nghĩ trẻ trong nhà cả ngày không nghịch ngợm gì, sạch sẽ nên còn mặc lại quần áo cũ,… Điều này sẽ tạo điều kiện các loại vi trùng có cơ hội tấn công khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và dễ sinh bệnh hơn.
Vệ sinh sạch sẽ để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Giải pháp: Hãy vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, nếu trời lạnh có thể tắm cách ngày, nhưng dù không tắm vẫn phải dùng khăn ấm lau chùi mặt, chân tay, cho trẻ. Với các bé nhỏ tuổi, mẹ có thể sử dụng đèn sưởi khi tắm để bé thấy ấm áp hơn.
>>Xem thêm thông tin về bệnh viêm amidan cấp ở trẻ và 5 cách khắc phục TẠI ĐÂY
Không tắm nước quá nóng cho trẻ
Trong mùa thu - đông, khi chăm trẻ, bố mẹ cần ghi nhớ: Dù trời lạnh đến mức nào thì cũng không nên cho trẻ tắm với nước quá nóng vì làn da trẻ vốn mỏng manh, nhạy cảm, nước nóng sẽ khiến bé khó chịu và khô nẻ.
Giải pháp: Khi pha nước cho trẻ, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để đo, nước tắm nên trong khoảng 33oC – 36oC. Nếu dùng tay thử, nếu thấy nước đủ ấm với tay mẹ thì sẽ nóng với bé, lúc này mẹ nên điều chỉnh pha thêm lượng nước. Phòng tắm cần kín gió và thời gian lý tưởng nhất để trẻ tắm là từ 10h-10h30 hoặc 15h-16h, đồng thời mỗi lần tắm không nên kéo dài quá 3 phút.
Thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
Vào mùa thu – đông, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn mùa hè, đồng thời nhu cầu năng lượng cũng nhiều hơn vì cần để dùng cho việc giữ ấm cơ thể và chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, những bữa ăn trong 2 mùa này của trẻ không thể thiếu 4 nhóm thực phẩm chính: Đạm - tinh bột - chất béo - vitamin và khoáng chất.
Thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong mùa thu - đông
Giải pháp: Trong mùa lạnh, cha mẽ hãy ưu tiên những món ăn nóng cho trẻ, nhất là những món súp cho bữa sáng. Với sữa, cũng cần phải ủ nóng trước khi dùng. Bên cạnh đó, chú ý bổ sung đầy đủ: Chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,… Tinh bột từ cơm, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, các loại hạt ngũ cốc,… Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, nhất là vitamin A, C, D.
Không cho trẻ mặc kín mít
Trời lạnh, nếu để trẻ nhiễm lạnh sẽ bị ốm sốt, dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp nên bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, việc cho trẻ mặc đồ quá dày và kín nhiều khi lại phản tác dụng, vì điều này sẽ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Quần áo dày, bí bách sẽ làm mồ hôi ra nhiều nhưng lại bị thấm ngược trở lại cơ thể khiến trẻ cảm lạnh.
Giải pháp: Cho trẻ mặc ấm, nhưng mẹ cần đảm bảo quần áo rộng rãi thoải mái, thoáng khí. Đồng thời, nếu trẻ vận động thì mẹ nên cởi bớt đồ cho bé. Nếu trẻ ra mồ hôi thì cần lau khô và thay áo. Bên cạnh quần áo, các mẹ nên chú ý không đóng bỉm cho con 24/24 sẽ gây bí và hăm da, nên thay tã thường xuyên cho con.
>>Xem thêm cách đối phó với bệnh viêm họng ở trẻ bằng mẹo đơn giản TẠI ĐÂY.
Uống cốm Tiêu Khiết Thanh - không lo trẻ bị viêm đường hô hấp trên trong mùa thu - đông
Vào mùa thu và đông, nền nhiệt độ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc sinh sôi, nảy nở,… trong khi sức đề kháng của trẻ vốn yếu nên trẻ mới dễ nhiễm bệnh, nhất là viêm đường hô hấp trên. Vì vậy, với nhiều bé, dù mẹ có chăm bẵm cẩn thận đến đâu thì bé vẫn có nguy cơ đổ bệnh do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện và không đủ sức để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Giải pháp: Ngay từ hôm nay, mỗi ngày mẹ hãy cho bé uống cốm thảo dược Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần: Rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, cỏ lào, kinh giới, kẽm gluconat, vitamin C và D giúp giảm triệu chứng viêm đường hô hấp trên; tiêu diệt vi khuẩn; tăng sinh kháng thể, nâng cao hệ miễn dịch. Cốm Tiêu Khiết Thanh hứa hẹn sẽ là “cứu tinh” của mẹ giúp bé khỏe mạnh bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Tiêu Khiết Thanh
Chia sẻ của các bậc phụ huynh đã cho con dùng cốm Tiêu Khiết Thanh
Dù mới xuất hiện trên thị trường nhưng cốm Tiêu Khiết Thanh đã dành được niềm tin của các bậc phụ huynh.
Như trường hợp của bé Trần Tâm Như con của chị Nguyễn Thị Thanh (Vụ Bản, Nam Định). Chị chia sẻ rằng cứ khoảng 10 ngày là bé lại bị viêm đường hô hấp trên tái phát. Mặc dù rất chú ý về việc vệ sinh, giữ ấm cổ họng cho con nhưng không hiểu sao bé lại bị như vậy. Con mệt, bỏ ăn, chị rất lo lắng. Nhưng sau khi cho con uống cốm Tiêu Khiết Thanh được 2 gói thì bé đã ăn uống, chơi đùa vui vẻ hơn. Được 3 ngày sử dụng, bé không còn bị chảy nước mũi và ho nữa. Nhưng vì thấy tình trạng của con hay tái phát nên chị Thanh quyết định cho con uống đủ liệu trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chuyên gia đánh giá về sản phẩm
Bé bị khản tiếng có nguy hiểm gì không? PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh giải đáp, tư vấn qua video:
>>Xem thêm: Các biện pháp điều trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả là gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Ngọc Dinh giải đáp, tư vấn TẠI ĐÂY.
Với những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc tìm giải pháp cho trẻ tăng đề kháng và không bị viêm đường hô hấp trên khi thu đang qua, đông đang sắp đến.
Mọi ý kiến đóng góp về bài viết cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1800.6214 (miễn cước gọi)/ kết bạn Zalo/ Viber: 0917.212.364 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Khánh Vũ