Bí quyết giúp phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ vào mùa đông

Tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp của trẻ gia tăng vào mùa đông, nhất là thời điểm giao mùa hiện nay. Bài viết giúp bố mẹ sớm nhận biết dấu hiệu các bệnh thường gặp như viêm họng, amidan, thanh quản, mũi xoang và cách phòng ngừa hiệu quả.

Các bệnh lý viêm đường hô hấp thường gặp vào mùa đông

Vào mùa đông, trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp

Viêm xoang cấp: Đối với trẻ nhỏ thì các yếu tố bên ngoài như virut, vi khuẩn... tác động tới cơ thể chính là những yếu tố có thể tác động tới hệ thống hô hấp của trẻ đặc biệt chính là viêm xoang mũi cấp tính, biểu hiện dễ phát hiện của bệnh này ở trẻ chính là trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi thường chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều, nếu đã biết nói, trẻ có thể kêu nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.

Ho, viêm mũi họng do virus: Đối với trẻ mà bị bệnh do virus gây nên thì sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh 1-2 ngày, trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Ho xuất hiện sau 4-5 ngày do họng bị kích thích. Trẻ nhỏ có thể bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Bệnh sẽ khỏi trong khoảng 5-7 ngày. Nên phát hiện và đưa trẻ đi bệnh viện sớm tránh việc có thể gây nên những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, có thể khó thở, thở nhanh, thở ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm thanh thiệt cấp: Nhóm tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2 - 6 tuổi, chủ yếu ở lứa tuổi lên ba. Bệnh đặc trưng là sốt cao, nuốt đau, họng ứ đọng nhiều nước bọt, nổi hạch hai bên cổ, thay đổi giọng nói, mất tiếng, ho khan hoặc ho đàm, khó thở, tư thế ngồi nghiêng về phía trước, thở rít… Bệnh thường diễn tiến nhanh và nặng, trẻ có khả năng tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc.

Viêm amidan: Đối với trẻ em khi thời tiết thay đổi thất thường hay các yếu tố tác động bên ngoài vào thì trẻ rất dễ bị mắc viêm amidan. Biểu hiện của bệnh chính là những cơn sốt tái đi tái lại, đau họng, sưng amidan, thấy xuất hiện nhiều mủ trắng nằm trong amidan. Bệnh này không khó phát hiện nếu như các bậc phụ huynh để ý tới các biểu hiện của trẻ.

Viêm phổi: Xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn. Bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đờm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Nâng cao sức khỏe mũi họng giúp phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ trong thời tiết lạnh hiện nay, quan trọng nhất là cha mẹ phải tìm cách giữ ấm cơ thể và bổ sung hợp lý các loại dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Với trẻ nhỏ, cần giữ ấm cơ thể và phải có việc cần thiết mới cho trẻ ra khỏi nhà.

Với trẻ đi học, buổi sáng buốt, sương lạnh phải giữ ấm toàn thân cho trẻ. Nhiều bố mẹ chủ quan, mặc ấm cho trẻ nhưng không đeo khẩu trang, mũ giữ ấm đầu, trẻ cũng có thể nhiễm lạnh và mắc bệnh. Tắm cho trẻ trong phòng tắm đóng kín, tránh gió lùa.

Trẻ cần được che chắn kĩ khi ra ngoài giúp phòng ngừa viêm đường hô hấp 

Nhà cửa phải giữ thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nước uống nên pha thêm nước nóng. Nhất là buổi sáng ngủ dậy, nhiều người vẫn chủ quan rót nước trong bình cho trẻ uống, trong khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp, nước không kém gì nước để trong tủ lạnh, khiến trẻ dễ có nguy cơ viêm họng.

Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh viêm đường hô hấp, trẻ thường ho, sổ mũi, vì vậy việc vệ sinh mũi hàng ngày rất quan trọng nhưng phải đúng cách. Cần ngâm lọ nước muối trong nước ấm, thử giọt lên mu bàn tay thấy hơi âm ấm là có thể nhỏ mũi cho trẻ.

Các ông bố bà mẹ cũng nên dự trữ một số chế phẩm thảo dược giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe đường hô hấp cho trẻ vào mùa đông. Đông y đối với trẻ nhỏ phát huy được nhiều ưu điểm do có tính an toàn, tác dụng bền vững và hỗ trợ ngăn chặn tái phát. Hiện nay nhiều bà mẹ thường hay mua sẵn thảo dược có tên Tiêu Khiết Thanh và dung dịch nước súc miệng Nutridentiz để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho cả gia đình. Sản phẩm viên uống Tiêu Khiết Thanh kết hợp từ 4 vị thảo dược như rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên, sói rừng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt, tiêu độc từ đó cải thiện chứng sưng, đau nóng họng, khản tiếng hiệu quả. Vì vậy sử dụng thảo dược luôn được khuyến khích trong điều trị và phòng ngừa bệnh lý viêm đường hô hấp đặc biệt đối với trẻ nhỏ.


Khi thấy trẻ có biểu hiện nặng lên, ở trẻ nhỏ thì bé thể hiện khó chịu, bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú rồi bé lại có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường, quấy khóc) thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ. Lúc này, ngoài quan sát cách thở của bé qua cánh mũi (khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng), thì nên vén áo lên để quan sát ngực con. Thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay vì có thể bệnh đã diến biến nặng. Ở trẻ nhỏ, viêm phổi diễn tiến rất nhanh, nên việc phát hiện, đưa con đi khám sớm là vô cùng quan trọng, phòng biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Thanh Liên



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.