Khi uống rượu quá nhiều có thể gây đau họng khàn tiếng do mất nước, thậm chí có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Nếu đã bị đau họng khàn tiếng mà uống rượu sẽ khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ tại sao uống rượu gây khàn tiếng đau họng.
Vì sao uống rượu gây ra đau họng khàn tiếng?
Theo một đánh giá được công bố trên số ra tháng 10 năm 2007 của British Journal of Nutrition và một nghiên cứu được công bố năm 2002 của American Journal of Epidemiology cho thấy uống rượu vừa phải có một số tác động tích cực cho sức khỏe.
Vì sao uống rượu gây ra đau họng khàn tiếng?
Đúng vậy, uống rượu ở mức vừa phải không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng đau họng khàn tiếng nhưng khi lạm dụng rượu quá mức sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có các vấn đề về cổ họng. Đặc biệt, nếu uống rượu kết hợp với nghiện thuốc lá thì có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, thường gặp là bệnh ung thư vòm họng. Vậy tại sao uống rượu gây viêm họng?
Rượu làm suy yếu hệ miễn dịch
Uống rượu quá mức có thể giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh như: Virus hay vi khuẩn,… tấn công, làm tăng khả năng mắc bệnh nhất là bệnh đường hô hấp.
Đôi khi nguyên nhân gây viêm đau họng không phải là do rượu, nhưng rượu làm khả năng miễn dịch của bạn suy yếu, tăng khả năng mắc bệnh hơn khi bạn tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,… Bên cạnh đó, nếu sẵn bị viêm họng mà còn tiếp tục sử dụng đồ uống có cồn thì tình trạng sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Rượu làm mất nước
Dung nạp một lượng lớn cồn vào cơ thể còn gây kích ứng và mất nước. Chính điều này khiến các mô ở cổ họng bị khô làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và đau họng, khàn tiếng. Không chỉ vậy rượu có thể làm thay đổi cách đáy lưỡi hoạt động, đường dẫn khí khi nuốt bị ảnh hưởng; một số lớp màng nhạy cảm trong cổ họng cũng có thể bị viêm.
Làm tăng nguy cơ viêm amidan
Rượu có thể làm tăng nguy cơ gây ra viêm amidan, đặc biệt là tình trạng viêm amidan ở những người có tiền sử bệnh. Cồn trong rượu có thể kích thích tình trạng viêm amidan trở lại gây khàn tiếng viêm đau họng.
Kích thích niêm mạc
Lạm dụng rượu bia và các thức uống có cồn có thể khiến cho niêm mạc họng dễ bị kích thích. Khi bị kích thích, tuyến niêm mạc họng sẽ bắt đầu tiết nhiều chất nhầy hơn. Bên cạnh đó khi dùng rượu bia, cổ họng cũng có thể tiết nhiều đờm. Quá trình này kéo dài có thể khiến niêm mạc bị viêm, sưng đau.
Rượu khiến cho niêm mạc bị kích thích gây đau họng
>>Xem thêm: "Phát hờn" với 8 lý do gây đau họng"trời ơi đất hỡi"
Đau họng khàn tiếng do bia rượu phải làm gì?
Khi đã xác định rượu chính là “thủ phạm” gây đau họng khàn tiếng. Lúc này bạn nên ngừng việc sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chăm sóc và vệ sinh răng miệng, họng với nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng.
- Bổ sung các thực phẩm, nước uống có Vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh thiếu nước.
- Thêm vào bữa ăn hằng ngày một số loại thực phẩm bổ sung kẽm để tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng.
- Nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý để cải thiện sức khỏe.
Nói không với bia rượu nếu đau họng khàn tiếng
Bị đau họng mất tiếng do uống rượu và hò hét quá nhiều nên khắc phục như thế nào, hãy cùng theo dõi video sau đây?
>>Xem thêm: Viêm đau họng cấp – Ngay cả người lớn cũng không tha
Tiêu Khiết Thanh giảm đau họng khàn tiếng
Như vậy, sử dụng rượu quá mức gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Ngưng sử dụng rượu và áp dụng một số gợi ý trên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau họng khàn tiếng. Để phòng ngừa và nâng đỡ cổ họng khỏe mạnh, trên thị trường hiện nay có một sản phẩm được đánh giá cao đó là Tiêu Khiết Thanh với thành phần chính là rẻ quạt, kết hợp với các dược liệu khác như bán biên liên, sói rừng… tạo nên bài thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đau họng, khàn tiếng nói riêng, các bệnh viêm đường hô hấp trên nói chung như viêm thanh quản, viêm amidan...
Tiêu Khiết Thanh phòng ngừa đau họng khàn tiếng
Một điểm khá ưu việt của sản phẩm là có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng. Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của sản phẩm đã được đánh giá qua nhiều hội thảo khoa học trên toàn quốc và được các chuyên gia ghi nhận.
Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh
Là giáo viên dạy tiểu học, anh Trương Hữu Quân (sinh năm 1977, trú tại Ấp 4, Long Điền Đông A, huyện Long Hải, tỉnh Bạc Liêu – SĐT: 0383.666.757) bị khàn tiếng, hụt hơi do polyp dây thanh, phải dùng máy trợ giảng khi dạy học. Anh chia sẻ TẠI ĐÂY.
Chia sẻ của bà Võ Thị Ngọc Nga (nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) thường xuyên bị khàn tiếng, mất giọng. Tuy nhiên, nhờ duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh mà đến nay, giọng nói của bà truyền cảm, dễ nghe:
Xem thêm kinh nghiệm cải thiện khàn tiếng, viêm họng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác
Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Chuyên gia đánh giá về Tiêu Khiết Thanh
Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này, giúp đem lại giọng nói trong sáng hơn? Câu trả lời chính xác nhất sẽ được chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn giải đáp cụ thể trong nội dung video dưới đây:
Xem thêm TS. Phí Thái Hà tư vấn cách chữa viêm đau họng tại nhà an toàn
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về những ảnh hưởng của rượu đối với sức khỏe vùng họng. Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1800.6103 (miễn cước gọi)/ kết bạn Zalo/ Viber: 0902.207.582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí cho bạn.
Khánh Vũ