Súc họng bằng nước muối trị viêm họng như thế nào cho đúng?

Trong điều trị viêm nhiễm vùng họng như viêm họng, amdian, thanh quản, nhiệt miệng, ngoài việc dùng các thuốc điều trị, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân súc miệng, rửa mũi bằng nước muối. Tuy nhiên việc sử dụng đúng cách thì mới đem lại hiệu quả cao.

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối pha loãng giúp đẩy lùi bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Như chúng ta đã biết họng nằm ở ngã tư đường thở, thường xuyên tiếp xúc với môi trường thông qua mũi và miệng. Họng được che phủ bởi lớp tế bào niêm mạc biểu mô cùng với các thụ cảm thần kinh nên rất nhạy cảm với mùi vị. Do cấu tạo và vị trí, nó dễ nhiễm tạp khuẩn, nấm và chịu tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn và dẫn đến viêm. Tuy nhiên nếu mỗi ngày chúng ta đều vệ sinh mũi họng sạch sẽ thì vi khuẩn, vi rút khó có cơ hội tấn công.

Pha nước muối: Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Thực ra, cơ thể luôn ở trạng thái pH trung tính nên nồng độ các dung dịch súc miệng có pH ở dạng toan hoặc kiềm đều không phù hợp, rất dễ gây tổn thương các tế bào. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng dung dịch nước muối ở nồng độ tương đương nồng độ của cơ thể, vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng, mũi xoang vừa có tác dụng sát khuẩn. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (tương đương nước canh).

Cách rửa mũi Có nhiều phương pháp rửa mũi khác nhau, sau đây là một phương pháp đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện rửa mũi tại nhà từ một đến hai lần vào lúc tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sau khi thức dậy với ống tiêm 25ml như sau:


Bước 1: đứng trước bồn rửa mặt, nghiêng người về phía trước và nghiêng qua một bên.

Bước 2: Dùng ống tiêm 25ml bơm mạnh nước muối vào lỗ mũi bên trên cho đến khi nước muối chảy ra ở lỗ mũi bên dưới. Bạn có thể lặp lại 3-5 lần.

Bước 3: sau đó đổi bên.

Đối với họng: Sau cùng bạn có thể dùng nước muối này súc miệng khò họng 3-5 lần để làm sạch niêm mạc vòm mũi họng, họng, các ngóc ngách amiđan và hạ họng thật sạch.

Giải pháp cải thiện các bệnh lý viêm đường hô hấp.

Có thể nói viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp nhất, không loại trừ một ai. Vì vậy những thông tin hữu ích giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa hay biện pháp điều trị an toàn luôn được giới chuyên môn và bạn đọc quan tâm. Dưới đây là 5 lời khuyên từ giúp bạn đẩy lùi bệnh viêm đường hô hấp bao gồm viêm họng, viêm amdian, viêm thanh quản, phế quản:

1.Thay đổi các thói quen sinh hoạt, làm việc hàng ngày

Cần lưu ý tránh làm những công việc quá, căng thẳng, thức khuya sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Trong việc vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cần đảm bảo giữ ấm, tránh để nhiễm lạnh, nên sử dụng nước ấm và thực hiện trong phòng kín gió. Khi ngủ nên chú ý gối cao đầu vừa phải. Duy trì luyện tập các bài tập nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

 2. Giữ vệ sinh miệng, họng và mũi thường xuyên

Việc giữ vệ sinh miệng, mũi họng thật sạch là cách đơn giản nhất giúp các bạn phòng tránh được các chứng bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp. Do vậy, các bạn nên súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày sẽ là cách vệ sinh an toàn và hiệu quả nhất. Đối với các trường hợp có nhiều đàm, khoang miệng có nhiều vết loét (nhiệt miệng) thì nên ưu tiên dùng các loại dung dịch nước súc miệng tại chổ như Nutridentiz. Nutridentiz là được bào chế từ các vị thảo dược dân gian như trầu không, cùi quả cau, sáp ong, vỏ quả chay giúp sát khuẩn, làm sạch họng, làm lành các tổn thương nên hiệu quả cao trong các trường hợp viêm nhiễm nướu, niêm mạc miệng. 

 3. Nên thay đổi chế độ ăn uống

 Các bạn nên hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, các món nướng, những đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, và nhất là không nên ăn những đồ ăn cứng, đặc bởi sẽ gây tình trạng khó nuốt. Các loại thực phẩm được biết đến có chứa nhiều chất kích thích như: Bia, rượu, cà phê, thuốc lá... sẽ rất dễ gây nên những cảm giác nóng rát ở niêm mạc họng, và từ đó làm tổn thương họng nặng hơn vì vậy cũng nên loại bỏ chúng.

4. Tránh tình trạng lạm dụng các loại thuốc kháng sinh

 Nhiều người bệnh khi bị đau rát họng, vướng víu họng thường có tư tưởng tìm đến các loại thuốc kháng sinh để điều trị, mà hầu hết mọi người đều không biết rằng các loại thuốc này chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh. Việc sử dụng các nhóm thuốc này bên cạnh ức chế các mầm bệnh, cũng sẽ đồng nghĩa với việc người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là có thể sẽ mắc thêm một số chứng bệnh khác, mà nguyên nhân là do tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh gây nên.

5. Ưu tiên sử dụng thảo dược giúp bảo vệ niêm mạc họng

 Nhiều lương y và bác sĩ y học cổ truyền cho biết: điều trị viêm họng bằng phương pháp đông y có nhiều lợi thế bởi cơ chế của các vị thảo tác dụng vào căn nguyên của bệnh, việc điều trị sẽ tập trung giải quyết vấn đề nguyên nhân, đồng thời điều trị triệu chứng. Do vậy khi hết triệu chứng, các nguyên nhân gây bệnh cũng đã được giải quyết, âm dương cân bằng, sức đề kháng được nâng cao để chống lại tác nhân gây bệnh, bệnh khỏi một cách triệt để hoàn toàn không tái phát.

 Chính vì vậy, hiện nay điều trị viêm đường hô hấp cấp và mạn nhiều người đang có xu hướng sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Điển hình trong số đó là TPCN Tiêu Khiết Thanh, sản phẩm được kết hợp từ rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên, sói rừng. Cả 4 thảo dược này từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng làm vị thuốc chính trong các bài thuốc trị viêm vọng, k viêm đường hô hấp trên chúng được xếp vào nhóm thanh nhiệt tiêu độc, tán kết, tiêu đờm. Từ kết quả nghiên cứu y học hiện đại thì 4 vị thuốc này được chứng minh có tác dụng ức chế các chủng virut, vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu hay gây các bệnh viêm đường hô hấp.

Đặc biệt bộ phận dùng thân rễ rẻ quạt là vị thuốc được nhiều chuyên gia đánh giá như một loại thuốc kháng sinh đặc hiệu cho tất cả các nhóm bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như: viêm amiđan mạn và cấp tính, viêm thanh quản, viêm họng hạt, ngứa cổ, phát âm khản tiếng, ăn uống nuốt đau họng, cảm cúm, ho, sổ mũi...

 Để hiểu hơn về công dụng của 4 vị thảo dược này trên nhóm bệnh viêm đường hô hấp, bạn đọc hãy xem phân tích của bác sĩ Phí Thái Hà qua đoạn video: 


Mong rằng các bạn sẽ tham khảo và thực hiện một cách hợp lý nhất để sớm đẩy lùi được căn bệnh này, lấy lại một sức khỏe ổn định nhất cho mình cũng như những người thân trong gia đình.

Thanh Minh



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.