Đau họng Strep là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Streptococcus gây viêm và sưng niêm mạc nằm phía sau cổ họng và amidan. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, liệu có dễ trị?
Đau họng do nhiễm khuẩn Streptococcus - mối đe doạ cho mọi người
Đây là loại đau họng do nhiễm vi khuẩn Streptococcus (Strep) nhóm A (GAS), đặc biệt là Streptococcus pyogenes. Vi khuẩn Strep thường xâm nhập vào mô họng và gây ra phản ứng viêm cục bộ trong cổ họng và amidan. Nhiễm Strep phổ biến nhất ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 5-15 tuổi. Ước tính có khoảng từ 15-40% trường hợp đau họng ở nhóm tuổi này là do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra. Người lớn cũng có thể bị viêm họng do Strep, mặc dù ít phổ biến hơn (chiếm từ 5-10% trường hợp đau họng). Nhiễm Strep thường gặp nhất vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Nó lan ra rộng rãi hơn trong năm học khi các nhóm sinh viên tụ tập học với nhau.
Đau họng do Strep phải điều trị như thế nào?
Mặc dù chứng viêm họng do Strep là nguyên nhân gây ra đau họng phổ biến, nhưng cũng cần lưu ý là hầu hết các trường hợp đau họng đều là do nhiễm virus. Trường hợp này, bệnh thường tự cải thiện và không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh. Chính vì thế, việc xác định đau họng do Strep là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến bệnh này. Bạn biết không, viêm họng do Strep là một bệnh truyền nhiễm lây lan từ người sang người. Nó thường được truyền khi tiếp xúc với nước bọt hoặc chất tiết mũi của người nhiễm bệnh, điển hình là dưới dạng các hạt nước bọt bắn ra trong không khí.
Điều trị đau họng do Strep tại nhà
Nói chung, điều trị tại nhà bao gồm các biện pháp để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng liên quan. Phần lớn các trường hợp viêm họng do Strep có thể được điều trị tại nhà trừ khi các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Các biện pháp chữa trị tại nhà và dùng thuốc rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng của viêm họng do Strep bao gồm:
- Uống nhiều nước: Vì sốt sau nhiễm khuẩn có thể làm tăng sự mất nước và khô rát cổ họng, nuốt đau nên cần phải có các biện pháp để tránh mất nước. Chọn các chất lỏng bù nước và điện giải, oresol, nước đường... Tránh caffein vì nó có thể gây mất nước. Đôi khi đồ uống mát có thể làm dịu cơn đau cổ họng, nhưng không được lạm dụng.
- Viên ngậm: Chứa các thành phần kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ hoặc giảm sưng, giảm phù nề, các thuốc ngậm trong miệng sẽ khiến cổ họng giảm tạm thời các cơn đau rát.
- Súc miệng với nước muối: Mọi người có thể thử trộn muối ăn (khoảng 1 đến 2 muỗng cà phê) với nước ấm và súc mỗi 2h.
- Các loại thuốc giảm đau không cần toa (OTC): Các thuốc giảm đau OTC như acetaminophen và ibuprofen có thể có hiệu quả để giảm sốt và kiểm soát đau.
- Ngủ đủ giấc: Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng có thể thúc đẩy sự hồi phục nhanh hơn.
- Trà thảo mộc: Các loại trà thảo dược có chứa các thành phần như cam thảo cũng có thể làm giảm đau đáng kể.
- Thuốc kháng sinh: Khi chẩn đoán viêm họng do Strep được xác nhận bằng xét nghiệm hoặc khi nghi ngờ lâm sàng, thường phải kê toa kháng sinh. Nếu được điều trị sớm, kháng sinh có thể giúp giảm triệu chứng (khoảng 1 ngày), và chúng cũng có thể làm giảm sự truyền nhiễm trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Quan trọng hơn, thuốc kháng sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến chứng tiềm tàng của viêm họng do Strep. Nếu không được điều trị bằng kháng sinh, đau họng do Strep thường sẽ cải thiện trong vòng từ 2-5 ngày. Nếu đã dùng tới kháng sinh, cần phải thực hiện uống đủ ngày, đủ liều, ngay cả khi người bệnh đã cảm thấy tốt hơn sau vài ngày. Ngừng sử dụng kháng sinh sớm có thể gây tái phát lại, tạo ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, điều này vô cùng nguy hiểm.
Sản phẩm có rẻ quạt - kháng sinh thực vật đẩy lùi đau họng do Strep
Bên cạnh việc áp dụng hàng ngày một số mẹo trên, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược Tiêu Khiết Thanh, chính sản phẩm sẽ “giải mã” kháng sinh thực vật thay thế các thuốc thông thường.
Như trường hợp cụ thể của chị Nguyễn Trân Huyền (Đội Cấn, Hà Nội), là nhân viên tư vấn khách hàng qua điện thoại, chị bị khản tiếng do viêm thanh quản mạn từ năm 2007. Dù chị đã áp dụng nhiều biện pháp như hấp chanh đường phèn, uống thuốc kháng sinh theo đơn,… nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời, sau một thời gian lại tái phát, thậm chí có khi mất hẳn tiếng. Cũng giống mọi người, lúc đó chị đã gần như bỏ cuộc vì thấy tình trạng của mình khó mà trị được. Tuy nhiên, sau 3 tháng dùng Tiêu Khiết Thanh, chị đã cảm thấy giọng nói giảm dần khản tiếng, trở lại bình thường, nói nhiều hay ngồi điều hòa cũng không bị tái phát. Khi tình trạng họng, thanh quản thông thoáng không còn sưng viêm, chị mới thừa nhận bản thân đã suy nghĩ sai.
Tiêu Khiết Thanh hiện nay là lựa chọn ưu tiên của nhiều bác sĩ, người dùng bởi các thành phần hoàn toàn tự nhiên như rẻ quạt, bồ công anh, bán biên liên, sói rừng. Gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực người tiêu dùng cũng như nhận được nhiều giải thưởng giá trị. Gần đây nhất, Tiêu Khiết Thanh vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu gia đình tin dùng” của báo Lao động thương binh và xã hội trao tặng vào tháng 10/2017.
Để phòng ngừa viêm họng do Strep ghé thăm và “đeo bám dai dẳng”, bên cạnh việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh thường xuyên, người bệnh cần hạn chế nói, bổ sung vitamin, ăn hoa quả tươi, giữ ấm cổ họng; không hút thuốc lá, cai rượu bia, đồng thời có chế độ nghỉ ngơi phù hợp; sử dụng công cụ hỗ trợ như micro, loa khi phát âm.
Khánh Vũ