Viêm họng mạn tính hình thành là do khi bị viêm họng cấp không chữa trị dứt điểm gây nên. Viêm họng mạn tính ảnh hưởng sức khỏe cũng như chất lượng công việc của người bệnh. Việc hiểu rõ các dấu hiệu bệnh viêm họng mạn tính sẽ giúp người bệnh biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tốt hơn.
6 đặc điểm “tố cáo” bệnh viêm họng mạn tính
Viêm họng mạn tính là một trong những căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến nên khiến cho người bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác như cảm cúm, viêm amidan. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê 6 triệu chứng cơ bản nhất của bệnh viêm họng mạn tính bạn, cần nắm rõ để tránh bị nhầm lẫn.
1. Ho khan
Dấu hiệu đầu tiên “tố cáo” bạn có thể đang mắc chứng viêm họng mạn tính đó chính là ho khan. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ khác nhau của mỗi người mà các cơn ho sẽ xuất hiện nhiều ít khác nhau. Các cơn ho chủ yếu tập trung vào ban đêm và gần sáng nên khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ.
Ho khan – Dấu hiệu bệnh viêm họng mạn tính
2. Ngứa họng
Viêm họng mạn tính thường gây ra cảm giác ngứa trong cổ họng, khiến cho người bệnh thấy như có một vật gì đó mắc kẹt ở họng nên hay khạc nhổ, hắng giọng, ho để đẩy dị vật ra bên ngoài cổ họng.
3. Đau họng
Chính vì ho khan và ngứa họng làm cho người bệnh thường xuyên khạc nhổ, điều này khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương và gây đau. Các cơn đau có thể âm ỉ khó chịu, cũng có những trường hợp đau nhức dữ dội, thậm chí ăn uống, nuốt nước bọt và nói chuyện cũng thấy đau.
4. Xuất hiện đờm trong họng
Nếu bạn chỉ bị viêm họng cấp tính thì chỉ xuất hiện ho chứ chưa có đờm. Nhưng khi bệnh chuyển từ cấp tính sang thể mạn tính thì sẽ xuất hiện đờm trong cổ họng. Đờm có thể có màu trắng trong hoặc màu vàng, màu xanh tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh của từng người. Các bác sĩ cho biết, nếu đờm có màu trong thì do siêu vi gây bệnh, còn đờm có màu xanh nhạt thì có thể do vi khuẩn gây nên.
5. Xuất hiện các cơn sốt
Sốt cao cũng là một trong những dấu hiệu mà người bệnh thường gặp phải khi bị viêm họng mạn tính. Đôi khi cơ thể xuất hiện sốt, có khi sốt cao đến 39o-40o do triệu chứng đau họng. Những lúc này bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và có cách xử lý kịp thời.
Viêm họng có thể khiến người bệnh xuất hiện các cơn sốt
6. Một số triệu chứng khác
Ngoài những dấu hiệu viêm họng mạn tính điển hình nói trên, người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Sổ mũi, hắt xì hơi, khản họng, mất tiếng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn…
Các thể viêm họng mạn tính thường gặp
Dấu hiệu viêm họng mạn tính lần lượt qua các giai đoạn và thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo, cụ thể như sau:
Viêm họng mạn tính xuất tiết:
Niêm mạc họng sưng đỏ, ẩm ướt, thành sau họng có dính chất xuất tiết nhầy.
Khạc hay rửa hút đi thấy thành sau họng không nhẵn, có vài tia máu và nang lympho nổi lên thành những hạt phù nề, sưng đỏ.
Viêm họng mạn tính quá phát:
Viêm họng mạn tính quá phát hay còn gọi là viêm họng hạt, thường được nhắc đến nhiều khi đề cập đến thể bệnh viêm họng mạn tính. Dấu hiệu nhận biết của viêm họng hạt rất dễ dàng, bằng mắt thường quan sát bạn có thể thấy:
Niêm mạc họng dày và đỏ, cạnh trụ sau của amidan niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả (vì vậy bệnh nhân rất nhạy cảm ở họng và cũng rất dễ buồn nôn).
Thành sau họng có các nang lympho phát triển mạnh, quá sản dày thành những đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao hơn thường như các hạt với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Đây dấu hiệu bị viêm họng hạt mạn tính điển hình, có thể căn cứ vào đó để phân biệt với các dạng viêm họng mạn khác.
Màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dày, eo họng bị hẹp.
Niêm mạc loa vòi Eustachi cũng quá sản (bệnh nhân thấy ù tai).
Mép sau của thanh quản bị dày (nên bệnh nhân ho, khàn tiếng, xuất tiết nhiều) là triệu chứng viêm họng hạt mạn tính đáng quan tâm.
Viêm họng mạn tính teo:
Các triệu chứng bệnh viêm họng hạt lâu ngày nếu không được can thiệp sẽ biến thành viêm họng teo với các đặc điểm:
- Tuyến nhầy và nang lympho xơ hoá.
- Niêm mạc trở lên nhẵn mỏng, trắng bệch và có mạch máu nhỏ.
- Eo họng rộng ra.
- Tiết nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc (bệnh nhân phải đằng hắng hoặc ho).
Người bị viêm họng mạn tính nên làm gì để bệnh không ảnh hưởng cuộc sống?
Viêm họng mạn tính không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh mà nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vì vậy, khi bị viêm họng mạn tính người bệnh nên thực hiện tốt những điều sau để giúp hạn chế những cơn đau cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
1. Chăm sóc cổ họng
Giữ ấm vùng cổ khi ra đường để tránh bệnh nặng hơn
Cần chăm sóc vùng họng, ngực và cổ chu đáo, đúng cách bằng cách giữ ấm, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều chất độc hóa học, khói thuốc lá, ngoài ra bạn cũng không nên ở trong phòng quá kín mà nên ở những thoáng mát.
2. Giữ vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ không chỉ giúp loại bỏ mùi hôi miệng, giúp răng trắng khỏe mà còn hỗ trợ quá trình điều trị chứng viêm họng hiệu quả hơn. Mỗi ngày bạn cần đánh răng sạch sẽ 2 lần sáng tối, đặc biệt nên súc họng bằng nước muối ấm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, tránh nguy cơ bệnh nặng hơn.
3. Xông mũi họng
Đây được xem phương pháp giúp người bệnh loại bỏ đờm, thông thoáng cổ họng và dễ thở hơn. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng máy xông mũi họng thì chúng còn hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh hô hấp hiệu quả như viêm mũi, viêm phế quản, viêm xoang.
Nếu không có máy xông thì bạn có thể lấy một chậu nước ấm, thêm vào đó vài giọt tinh dầu thơm tùy ý. Trùm một chiếc khăn lớn lên đầu và cúi xuống xông mũi, xông họng cho đến khi nước hết nóng thì thôi. Cách xông mũi họng này giúp bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn tinh thần và ngủ ngon hơn.
4. Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc có bội nhiễm, việc sử dụng thuốc kháng sinh giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau họng nhanh chóng. Tuy nhiên, khi uống thuốc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc uống vì có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
5. Bổ sung dưỡng chất
Người bệnh viêm họng mạn tính nên bổ sung nhiều nước, đặc biệt là uống nước ấm để giúp tăng độ ẩm và loại bỏ đi những vi khuẩn độc hại ở cổ họng. Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D để giúp tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.
Ngoài ra, bạn cũng nên uống các loại trà thảo mộc tốt giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm họng như: Trà hoa cúc, trà thì là, trà gừng, trà cam thảo, trà sả, trà quế, trà sâm, trà bạc hà, trà xanh mật ong.
6. Loại bỏ các tác nhân gây bệnh
Ngoài việc tránh xa bụi bẩn, khói thuốc lá, người bệnh viêm họng mạn tính cũng nên chú ý tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước có cồn, nước đá, hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, vì đây là những tác nhân khiến cho bệnh viêm họng ngày càng trầm trọng hơn.
7. Uống Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày phòng ngừa viêm họng mạn tính tái phát
Đây là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, kết hợp từ 4 vị thảo dược với thành phần chính là rẻ quạt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm. Rẻ quạt còn được mệnh danh là “kháng sinh thực vật” nên có tác dụng mạnh mẽ trong vai trò kháng khuẩn, ức chế các loại virus gây các bệnh đường hô hấp trên. Ngoài ra trong Tiêu Khiết Thanh còn có sự kết hợp của 3 dược liệu khác như: Bán biên liên, sói rừng, bồ công anh giúp giảm sưng đau, giảm các triệu chứng nóng rát do viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, đặc biệt là các bệnh ở giai đoạn mạn tính, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN NGAY TIÊU KHIẾT THANH KHI GẶP TÌNH TRẠNG KHẢN TIẾNG, ĐAU HỌNG, VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN? 1. Thành phần từ 100% thiên nhiên, an toàn khi sử dụng lâu dài. 2. Sản phẩm thảo dược nhưng tác dụng nhanh, hiệu quả, đặc biệt trong các trường hợp mạn tính. 3. Thành phần chính là rẻ quạt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm. Rẻ quạt còn được mệnh danh là “kháng sinh thực vật” nên có tác dụng mạnh mẽ trong vai trò kháng khuẩn, ức chế các loại virus gây các bệnh đường hô hấp trên. 4. Ngoài ra trong Tiêu Khiết Thanh còn có sự kết hợp của 3 dược liệu khác bao gồm: Bán biên liên, sói rừng, bồ công anh giúp giảm sưng đau, giảm các triệu chứng nóng rát do viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, ngăn ngừa tình trạng tái phát hiệu quả. 5. Tác dụng theo 2 cơ chế: Giảm triệu chứng sưng đau, khản tiếng và đi sâu vào căn nguyên trị các bệnh viêm đường hô hấp trên. 6. Được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, được đông đảo khách hàng tin dùng. |
Tiêu Khiết Thanh đã giúp lấy lại niềm vui, cuộc sống cho rất nhiều bệnh nhân, dưới đây là một số chia sẻ điểm hình:
Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hà sinh năm 1979 (trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với chứng viêm họng hạt, khản tiếng nhiều năm nay. Mỗi khi giảng bài chị đều phải dùng máy trợ giảng, cứ nói vài câu là lại bị hụt hơi, khản giọng rồi mất tiếng. Chị tâm sự:
Chị Nguyễn Ngọc Lan (một cô giáo dạy trẻ mầm non ở số 15 đường Bàu Giã, ấp 2, xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TPHCM). Vừa sáng tác, vừa hát và dạy học, lúc nào cũng phải dùng đến giọng nói, khiến chị thường xuyên bị khản tiếng và mất giọng. Từng phải đi đốt viêm họng hạt nhưng tình trạng tái phát liên tục. Tưởng như phải chia tay với nghề, nhưng giờ đây chị đã lấy lại được giọng nói, duy trì công việc yêu thích và niềm đam mê của mình:
Cùng theo dõi phản hồi tích cực của nhiều người sau khi sử dụng sản phẩm qua số zalo: 0902.207.528
Tiêu Khiết Thanh còn nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ các chuyên gia đầu ngành:
Dưới đây, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn giảm đau rát cổ họng:
Dưới đây BS Phí Thái Hà sẽ phân tích về tác dụng của các thành phần trong Tiêu Khiết Thanh:
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng mạn tính và hướng dẫn cách xử lý viêm họng mạn tính đơn giản. Mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tốt hơn. Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới bệnh hay muốn đặt mua Tiêu Khiết Thanh, vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 1800.6103 (miễn phí cước cuộc gọi), kết bạn Zalo/Viber: 0902.207.582 để được chuyên gia tư vấn.
Khánh Vũ