Phân biệt viêm họng và viêm amidan dễ dàng với 3 điều sau!

Viêm họng và viêm amidan là hai bệnh viêm đường hô hấp phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Vì đều gây đau họng, nuốt vướng nên nhiều người thường nhầm lẫn viêm họng và viêm amidan giống nhau, trong khi chúng là 2 tình trạng riêng biệt. Do đó, bạn cần phân biệt viêm họng và viêm amidan để điều trị hiệu quả và đúng mục tiêu.

Cách phân biệt viêm họng và viêm amidan

Thực tế, không quá khó để phân biệt viêm họng và viêm amidan nếu bạn quan sát kỹ triệu chứng, cũng như các vấn đề liên quan đến 2 bệnh này. Cụ thể:

Sự giống nhau của viêm họng và viêm amidan

Cấu trúc, vị trí mắc bệnh

Amidan nằm ở phía sau cổ họng và có mối liên thông với nhau nên vị trí mắc bệnh sẽ gần nhau. Lý do là bởi cả vùng này được cấu tạo bởi một khối cơ nhỏ liên kết với các màng nhầy sau mũi, miệng và thanh quản. Vậy nên khi viêm họng hoặc viêm amidan xuất hiện sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau cả vùng họng.

Amidan-va-hong-co-vi-tri-gan-nhau-nen-khi-bi-viem-deu-gay-dau-hong.webp

Amidan và họng có vị trí gần nhau nên khi bị viêm đều gây đau họng

>>> XEM THÊM: Viêm họng hạt là gì? Bật mí cách điều trị, phòng ngừa an toàn

Nguyên nhân gây bệnh

Phần lớn các trường hợp viêm họng và viêm amidan đều do virus hoặc vi khuẩn gây ra, điển hình như vi khuẩn Streptococcus là tác nhân gây ra cả 2 bệnh này. Ngoài ra, khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể, môi trường ô nhiễm, trào ngược dạ dày, thay đổi thời tiết… cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hầu họng và amidan.

Triệu chứng chung của 2 bệnh

Viêm họng và viêm amidan thường có một số triệu chứng chung như đau họng, nuốt vướng, mệt mỏi, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau đầu…

Điểm khác nhau giữa viêm họng và viêm amidan

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng viêm họng và viêm amidan vẫn có những điểm riêng.

Khác nhau về bản chất của bệnh

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng khiến nó bị sưng và phù nề. Phạm vi bị viêm sẽ rơi vào một phần ba vùng sau của lưỡi và gần bên amidan.

Đối với viêm amidan, đây lại là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp một lượng lớn các tác nhân gây hại. Khi đó, amidan sẽ có dấu hiệu sưng to, nóng rát, vùng amidan bị viêm chuyển sang màu đỏ sẫm, đau lan sang vùng họng, xung huyết. Như vậy, viêm amidan là thủ phạm gây ra viêm họng và khiến viêm trở nên tồi tệ hơn.

Khoi-amidan-sung-to-phu-ne-do-bi-viem-va-co-the-lan-xuong-co-hong

Khối amidan sưng to, phù nề do bị viêm và có thể lan xuống cổ họng

>>> XEM THÊM: Hiểu rõ viêm amidan hốc mủ để giảm đau họng, ngừa hôi miệng

Khác nhau về phân loại và triệu chứng bệnh

Hiện nay, viêm họng được chia làm 5 loại với các biểu hiện đặc trưng như:

  • Viêm họng cấp tính: Xuất hiện đột ngột khi gây đau họng, khó nuốt, ho đờm, mệt mỏi…
  • Viêm họng mạn tính: Đây là kết quả của viêm họng cấp do không được điều trị triệt để dẫn đến tái phát. Lúc này, cổ họng sẽ luôn trong trạng thái đau rát, nuốt vướng, khàn giọng và ho đờm.
  • Viêm họng hạt: Ngoài đau họng, viêm họng hạt còn có sự xuất hiện của các hạt nhỏ ở 2 bên thành họng. Những hạt này gây kích ứng niêm mạc họng dẫn tới ngứa và đau cổ họng kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Viêm họng giả mạc: Dạng viêm họng này ít gặp nhưng có triệu chứng phức tạp và nặng hơn các loại trên. Bệnh gây đau họng dữ dội khiến người mắc mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giả họng và bề mặt amidan màu xám.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: Triệu chứng gặp phải là sốt cao, mệt mỏi và uể oải kéo dài, đau nhiều khi nuốt (kể cả ăn và nuốt nước bọt). Ngoài ra các hạch ở cổ cũng sưng to gây ói mửa, liên tục buồn nôn, xuất hiện nhiều dịch nhầy ở lưỡi.

Đối với viêm amidan, bệnh cũng được chia làm 3 dạng là cấp tính, mạn tính và quá phát theo từng cấp độ, bao gồm:

  • Viêm amidan cấp tính: Sốt cao trên 38,5 độ C, toàn thân rã rời và mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, nuốt đau, đau đầu, đau nhiều tại vùng họng và lan đến tai.
  • Viêm amidan mạn tính: Sốt thường xuyên nhưng chỉ ngây ngấy về chiều, ho khan, hơi thở có mùi hôi khi các mủ rơi vỡ ra bên ngoài, ngứa rát họng và cảm giác như có dị vật bên trong họng.
  • Viêm amidan quá phát: Là kết quả của viêm amidan mạn tính kéo dài khiến khối amidan sưng to, lấn vào làm hẹp khoang họng. Điều này có thể gây khó thở, thở khò khè, ngưng thở khi ngủ, ho khan kéo dài.

Viem-amidan-lau-ngay-co-the-gay-hoi-mieng-va-gap-nhieu-hon-so-voi-viem-hong

Viêm amidan lâu ngày có thể gây hôi miệng và gặp nhiều hơn so với viêm họng

Khác nhau về biến chứng

Nhìn chung, viêm họng và viêm amidan không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng vẫn có những biến chứng nhất định.

Biến chứng của viêm họng gồm:

  • Viêm tai giữa: Nhiễm trùng ở cổ họng có thể lan sang lỗ vòi nhĩ đến tai gây ra viêm tai giữa. Nếu không điều trị đúng, dứt điểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan thính giác, thậm chí tử vong.
  • Viêm phổi: Vi khuẩn gây viêm họng có thể di chuyển xuống các bộ phận ở đường hô hấp dưới như phế quản, phổi… và gây viêm cho khu vực này.

So với viêm họng, các biến chứng do viêm amidan gây ra có phần nặng nề và nguy hiểm hơn. Theo đó, biến chứng của viêm amidan phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng gồm:

  • Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan gây áp xe quanh amidan gây đau đớn dữ dội, sưng mủ và khó nuốt.
  • Biến chứng gần: Nhiễm trùng amidan có thể lan sang các cơ quan lân cận như tai mũi họng dẫn đến viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang…
  • Biến chứng xa: Đôi khi, vi khuẩn gây viêm amidan có thể di chuyển đến những nơi xa hơn trong cơ thể gây nhiễm trùng máu, sốt thấp khớp, viêm cầu thận…

Amidan-sung-to-qua-muc-co-the-chan-duong-tho-gay-kho-tho-nguy-hiem-hon-viem-hong

Amidan sưng to quá mức có thể chặn đường thở gây khó thở, nguy hiểm hơn viêm họng

Biện pháp điều trị viêm amidan và viêm họng

Sau khi biết cách phân biệt viêm họng và viêm amidan, bạn cũng cần nắm được những phương pháp điều trị để khắc phục hai tình trạng này. Theo đó, nguyên tắc đầu tiên vẫn là giảm triệu chứng nhằm xoa dịu cảm giác đau đớn cho người bệnh. Cụ thể:

  • Uống nhiều nước giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm sưng phù và viêm.
  • Súc họng với nước muối thường xuyên hỗ trợ giảm viêm tấy, cải thiện hơi thở có mùi.
  • Ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể hàng ngày.
  • Tránh xa các chất kích thích có thể làm niêm mạc họng trở nên nhạy cảm hơn như khói thuốc lá, rượu bia…
  • Uống trà thảo mộc: Trà mật ong, trà gừng, trà quế…
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau không thuyên giảm sau nhiều ngày, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen… để giảm bớt sự khó chịu.

Ngoài thuốc giảm đau, điều trị viêm amidan hay viêm họng cũng hay được kết hợp với thuốc chống viêm, giảm phù nề cho khu vực bị tổn thương. Trong trường hợp có nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.

Khắc phục viêm amidan và viêm họng với giải pháp từ thảo dược

Viêc nhận biết sự giống và khác nhau giữa viêm họng và viêm amidan giúp việc điều trị đúng mục tiêu và hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian chữa bệnh, cũng như tiết kiệm chi phí. Hiện nay, bên cạnh các biện pháp làm giảm triệu chứng thông thường, chuyên gia khuyên người bệnh nên dùng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Một gợi ý hay dành cho bạn trong việc đẩy lùi viêm họng và viêm amidan hiệu quả, an toàn hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh.

Tieu-Khiet-Thanh-chua-cac-thanh-phan-tu-thao-duoc-giup-giam-viem-hong-va-viem-amidan-hieu-qua

Tiêu Khiết Thanh chứa các thành phần từ thảo dược giúp giảm viêm họng và viêm amidan hiệu quả

Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính là rẻ quạt – thảo dược có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân, rễ rẻ quạt đã được chứng minh tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tự nhiên nên còn được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”. Nhờ đó, rẻ quạt có khả năng giảm nhanh các triệu chứng đau họng, ho, khàn tiếng do viêm họng và viêm amidan gây ra. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược khác như:

  • Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Được dùng trong các trường hợp sưng đau, viêm, u nhọt, kháng u, hỗ trợ phòng ngừa ung thư ở vòm họng.
  • Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản rất nhanh.
  • Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y. Vị thuốc này giúp hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng nhờ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, khiến tình trạng không có cơ hội tái phát.

Với sự kết hợp toàn diện giữa các thành phần, Tiêu Khiết Thanh không chỉ giúp giảm triệu chứng viêm họng, viêm amidan trước mắt, mà còn tăng cường sức đề kháng hô hấp, phòng tránh bệnh tái phát. Điều quan trọng là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.

Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Tiêu Khiết Thanh để giảm đau họng, khản tiếng khi bị viêm họng, viêm amidan cùng các tình trạng nhiễm trùng hô hấp khác. Điển hình là trường hợp của bà Vũ Thị Huệ (Thoại Sơn, An Giang) bị đau họng, khàn tiếng nhiều năm do công việc buôn bán nên hay phải sử dụng giọng nói. May nhờ biết đến Tiêu Khiết Thanh, những biểu hiện khó chịu mà bà Huệ gặp phải đã cải thiện rõ rệt, nói chuyện không bị mệt nữa mà có thể hát hò thoải mái. Chi tiết về câu chuyện của bà Huệ, bạn có thể xem video dưới đây:

Hiệu quả của Tiêu Khiết Thanh cũng đã được chứng thực qua một cuộc khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào năm 2021. Theo đó, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm.

Tóm lại, phân biệt viêm họng và viêm amidan đúng sẽ giúp bạn điều trị bệnh dễ dàng hơn, giảm các biến chứng nguy hiểm, cũng như tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh họng và răng miệng mỗi ngày kết hợp sử dụng Tiêu Khiết Thanh để không còn lo viêm họng hay viêm amidan ghé thăm nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/cold-and-flu/sore-throat-cold-strep-throat-tonsillitis

http://www.darya-varia.com/en/read/what-is-the-difference-between-tonsils-and-sore-throat

https://www.healthline.com/health/tonsillitis-vs-strep-throat

 



Bình luận

  • Mông lết
    Mông lết - Gửi lúc 23:07 09/06/2020
    Cần tư vấn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào anh. Cảm ơn anh đã để lại thông tin. Bên em sẽ liên hệ tư vấn cho anh nhé. Để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp, anh có thể liên hệ hotline 18006214 (MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI) / 0917212364 (ZALO/VIBER) để được cung cấp thêm các thông tin hữu ích nhất! Chúc anh nhiều sức khỏe!
4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.