Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính có sự xuất hiện của các hạt nhỏ ở niêm mạc họng. Đây không phải là bệnh lý hiếm gặp, nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Dưới đây là những dấu hiệu, nguyên nhân gây viêm họng hạt và cách điều trị, phòng ngừa an toàn mà bạn có thể tham khảo.
Khái niệm viêm họng hạt
Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng lâu ngày, gây tích tụ mủ trên niêm mạc họng, từ đó hình thành các hạt nhỏ màu trắng. Thông thường, các hạt có kích thước nhỏ, không đồng đều nhau, màu trắng. Khi bị viêm họng hạt, người bệnh thường có cảm giác khó chịu, vướng víu trong cổ họng, ngứa họng, ho khan, gây cản trở giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường nếu quan sát kỹ. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh viêm họng hạt bao gồm:
- Ngứa họng, nghẹn họng là triệu chứng viêm họng hạt nhiều người gặp nhất. Người bệnh thường có phản xạ khạc nhổ để giảm ngứa rát, khó chịu.
- Đau họng, nhất là khi nói, nuốt nước bọt, thức ăn. Đau tăng dần theo mức độ viêm và chỉ giảm đi khi nguyên nhân được kiểm soát.
- Một số trường hợp nặng, bệnh nhân viêm họng hạt có thể bị khàn tiếng, thậm chí mất tiếng, nói hụt hơi.
- Các triệu chứng khác: Sốt cao, chán ăn, hơi thở có mùi hôi, mệt mỏi, suy nhược.
Ngứa họng là triệu chứng viêm họng hạt mà nhiều người gặp phải
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng hạt
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng hạt, dưới đây là những tác nhân điển hình:
- Vi khuẩn, virus được xem là tác nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt. Khi gặp điều kiện và môi trường thuận lợi, chúng sẽ tích tụ, tấn công niêm mạc họng và gây viêm.
- Người bệnh viêm xoang có nguy cơ cao bị viêm họng hạt do dịch mũi sau từ các ổ xoang có thể chảy xuống cổ họng gây kích ứng niêm mạc, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm họng hạt.
- Bệnh viêm họng, viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng viêm họng hạt.
- Có tiền sử trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày thực quản dễ bị viêm họng hạt. Nguyên nhân là do acid từ dạ dày trào ngược lên thành họng lâu ngày sẽ phá hủy các niêm mạc dẫn đến viêm nhiễm.
- Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ bị viêm họng hạt và các bệnh viêm đường hô hấp khác.
- Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây viêm họng hạt bao gồm chế độ ăn kém lành mạnh, lạm dụng giọng nói, sử dụng thuốc tây dài ngày,...
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây viêm họng hạt điển hình
>>> XEM THÊM: Phân biệt viêm amidan cấp tính và mạn tính như thế nào?
Cách điều trị viêm họng hạt hiệu quả
Viêm họng hạt nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và tâm lý của người mắc, thậm chí dẫn đến các biến chứng phức tạp như viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản, nguy hiểm hơn là ung thư vòm họng. Vì vậy, bạn cần chủ động đối phó với viêm họng hạt ngay từ ban đầu bằng các cách dưới đây:
Giảm triệu chứng viêm họng hạt bằng thuốc tây
Dùng thuốc tây là biện pháp được nhiều người lựa chọn khi bất chợt bị cơn đau họng ghé thăm. Trong đó, các thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định để chữa viêm họng hạt bao gồm:
- Thuốc kháng sinh như amoxicillin, penicillin hay thuốc kháng viêm như dexamethasone, ibuprofen giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng hạt.
- Các thuốc giảm đau, hạ sốt, long đờm, giảm ho giúp cải thiện triệu chứng viêm họng hạt khó chịu như ngứa họng, ho khan, đau họng, sốt cao,...
- Ngoài ra, người bệnh viêm họng hạt nên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
Thuốc dexamethasone giúp kháng viêm, giảm viêm họng hạt
Chữa viêm họng hạt tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc tây, người bệnh bị viêm họng hạt mức độ nhẹ có thể tham khảo các cách chữa tại nhà sau đây:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối giúp sát khuẩn, giảm viêm hiệu quả. Vì vậy, bạn nên súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm sạch cổ họng.
- Mật ong, chanh: Từ xa xưa, mật ong đã được biết đến là nguyên liệu tự nhiên giàu chất dinh dưỡng, giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cổ họng. Đối với chanh, loại quả này chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng cải thiện sức đề kháng. Sự kết hợp giữa chanh và mật ong giúp gia tăng hiệu quả giảm đau họng tự nhiên. Vì vậy, người bệnh viêm họng hạt nên pha mật ong, chanh với nước ấm rồi uống hàng ngày.
- Lá tía tô: Lá tía tô có công dụng tiêu viêm, giảm sưng, đồng thời kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm họng hạt. Bạn chỉ cần nghiền nát lá tía tô rồi sắc với nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Để dễ uống hơn, người bệnh có thể thêm 1 muỗng mật ong nguyên chất vào hỗn hợp nước lá tía tô.
Giảm viêm họng hạt bằng cách uống chanh, mật ong mỗi ngày
>>> XEM THÊM: Mách bạn 6 bí quyết “làm dịu” nóng rát cổ do viêm họng
Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng hạt
Ngoài việc thay đổi lối sống, sử dụng thuốc tây hay mẹo dân gian, chuyên gia khuyên người bệnh viêm họng hạt nên dùng thêm sản phẩm thảo dược Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần chính là cây rẻ quạt kết hợp với bán liên liên, sói rừng, bồ công anh. Đây đều là những dược liệu quý, được ông cha ta sử dụng trong các bài thuốc trị viêm đường hô hấp, trong đó có viêm họng hạt. Đặc biệt, nghiên cứu tại Trung Quốc cho kết quả, rễ và thân cây rẻ quạt chứa lượng lớn các hoạt chất kháng viêm, có tác dụng tiêu viêm, ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.
Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm họng hạt
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Tiêu Khiết Thanh nhận được vô số đánh giá tích cực từ chuyên gia đầu ngành và hàng ngàn phản hồi tốt từ người tiêu dùng. Gần đây, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện cuộc khảo sát trên quy mô toàn quốc cho kết quả, có hơn 90,8% người dùng hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm. Bạn có thể xem thêm video chia sẻ của chuyên gia Phí Thái Hà để hiểu hơn về công dụng của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp nói chung:
Biện pháp phòng ngừa viêm họng hạt đơn giản
Viêm họng hạt rất dễ mắc nên việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần, súc miệng bằng nước ấm thường xuyên để làm sạch cổ họng, giảm sự gây hại của vi khuẩn.
- Không hút thuốc lá, đồng thời hạn chế tiếp xúc với người hút thuốc lá. Ngoài ra, hạn chế uống rượu bia, uống nước đá lạnh, cà phê cũng rất cần thiết.
- Uống ít nhất 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp cấp ẩm cho cổ họng, hạn chế tình trạng khô và kích ứng họng, ngăn ngừa viêm họng hạt.
- Luôn giữ ấm cổ họng, nhất là khi ra ngoài vào lúc thời tiết trở lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Vận động thể lực đều đặn bằng các bài tập tốt cho sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh giúp phòng ngừa viêm họng hạt
Trên đây là toàn bộ các thông tin quan trọng về bệnh viêm họng hạt. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, từ đó biết cách phòng ngừa, điều trị viêm họng hạt hiệu quả.
Hãy để lại câu hỏi dưới đây cho chuyên gia nếu bạn cần tư vấn thêm các vấn đề khác về viêm họng hạt nhé!
Nguồn tham khảo: