Tác giả: Khánh Vũ /Chuyên gia cố vấn: Nguyễn Thị Vân Anh
Viêm họng liên cầu khuẩn (Strep Throat) hay viêm họng do nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do một loại vi khuẩn gây ra (liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A). Các triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn thường bao gồm: Đau họng, sốt, amidan sưng đỏ, các tuyến cổ đau hoặc sưng. Vậy khi mắc tình trạng này, có nên uống kháng sinh hay không?
Triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn
Không phải tất cả các trường hợp viêm họng đều do liên cầu khuẩn. Vi khuẩn Streptococcus gây ra 1/3 các ca viêm họng. Những trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn có thể bị các triệu chứng khác trong vòng 3 ngày, chẳng hạn như:
Trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn
- Sốt
- Các mảng đỏ và trắng ở cổ họng;
- Khó nuốt;
- Đau đầu;
- Đau bụng dưới;
- Cảm giác khó chịu, bực bội, ốm yếu;
- Chán ăn, buồn nôn;
- Phát ban.
>>Xem thêm: Bị viêm họng có đờm, bác sĩ thường kê loại thuốc long đờm nào?
Viêm họng do liên cầu khuẩn có lây không?
Viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn rất dễ lây. Bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm, thường hầu hết các trường hợp đều ở độ tuổi đi học và thiếu niên. Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn thường lơ lửng trong mũi và cổ họng. Vì vậy, các hoạt động bình thường như hắt hơi, ho hoặc bắt tay đều có thể khiến bệnh lây lan từ người này sang người khác.
Trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn không được điều trị có thể lây nhiễm khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên bệnh chỉ có thể lây nhiễm sang người khác trong tối đa là 3 tuần.
Bởi vậy, bạn nên rửa tay cho trẻ hoặc dạy trẻ rửa tay thường xuyên, để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm họng liên cầu khuẩn.
Ho, hắt hơi có thể làm lây lan viêm họng
>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau họng khàn tiếng đích thị là do uống rượu!
Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn có nên uống kháng sinh?
Vì đây là một dạng viêm họng do nhiễm khuẩn nên kháng sinh là sự lựa chọn điều trị của các chuyên gia. Họ thường kê toa thuốc kháng sinh trong khoảng 10 ngày để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, trẻ có thể sẽ không còn sốt và sẽ không dễ lây lan bệnh. Vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3, các triệu chứng khác sẽ bắt đầu biến mất.
Ngay cả khi trẻ đã cảm thấy khỏe hơn, bố mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ uống thuốc kháng sinh theo chỉ định. Nếu không, vi khuẩn có thể vẫn còn trong cổ họng, các triệu chứng sẽ trở lại. Uống đủ liều lượng thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác mà liên cầu khuẩn có thể gây ra, chẳng hạn như thấp khớp hoặc thấp tim (có thể làm tổn thương tim vĩnh viễn), sốt ban đỏ, nhiễm trùng máu hoặc bệnh thận.
Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn bằng kháng sinh
Để ngăn ngừa lây nhiễm viêm họng do liên cầu khuẩn, hãy giữ bát đĩa và cốc uống nước của trẻ riêng, rửa bằng xà phòng nóng sau mỗi lần sử dụng. Trẻ không nên dùng chung thức ăn, nước uống, khăn ăn, khăn tay, khăn tắm với các thành viên khác trong gia đình.
Dạy trẻ hắt hơi và ho vào khăn, hoặc tay áo (đừng hắt hơi và ho ra bàn tay). Cho trẻ dùng bàn chải đánh răng mới sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh, để ngăn ngừa vi khuẩn truyền nhiễm.
Làm thế nào để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn?
Chăm sóc trẻ tại nhà có thể giúp trẻ cảm thấy khỏe mạnh hơn trong khi bị viêm họng do nhiễm khuẩn. Cho trẻ uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước, đặc biệt nếu trẻ bị sốt cao.
Tránh uống nước cam, nước ép bưởi, nước chanh hoặc các loại đồ uống có tính acid khác, bởi chúng có thể gây kích ứng cổ họng. Chất lỏng ấm như súp, trà ngọt, chocolate ấm có thể làm dịu cổ họng.
Hầu hết trẻ có thể trở lại trường học sau khi đã uống thuốc kháng sinh trong ít nhất 24 tiếng và không còn bị sốt nữa.
>>Xem thêm: Trẻ bị viêm amidan mủ uống thuốc gì? Cần cân nhắc kỹ trước khi dùng
Không lo viêm họng liên cầu khuẩn nhờ thảo dược
Việc sử dụng kháng sinh là cần thiết khi trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhưng nhất định sử dụng phải đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Cha mẹ tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh cho trẻ bừa bãi dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh trên diện rộng. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chọn các ‘kháng sinh thực vật” để hỗ trợ đẩy lùi nguy cơ viêm họng tốt hơn như:
- Xạ can (rẻ quạt): Vị thuốc này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà. Rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc.
- Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Được dùng trong các trường hợp sưng đau, viêm, u nhọt, kháng u, hỗ trợ phòng ngừa ung thư ở vòm họng.
- Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản rất nhanh.
- Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y. Vị thuốc này giúp hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng nhờ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, khiến bệnh không có cơ hội tái phát.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu, kết hợp 4 vị thuốc Đông y trên thành viên nén trong sản phẩm có tên Tiêu Khiết Thanh. Có mặt trên thị trường gần 10 năm nay, sản phẩm được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị đau rát họng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan… Sản phẩm được khuyên dùng lâu dài theo liệu trình từ 3 đến 6 tháng để phát huy tối đa tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Tiêu Khiết Thanh giúp giảm viêm họng
Rất nhiều người đã sử dụng Tiêu Khiết Thanh cho kết quả tốt
Bác Phạm Văn Hộ (ở 14/96 Vũ Năng An, phường Hạ Long, thành phố Nam Định - SĐT: 0934.664.506). Nhiều năm đứng lớp nói nhiều khiến cổ họng bác Hộ lúc nào cũng đau rát, khản tiếng, nói hụt hơi và thường xuyên mất tiếng nhưng bác đã hát trở lại:
Chị Vũ Thị Tuyết Băng (42 tuổi, ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) mỗi khi chuyển mùa chị lại bị khản tiếng, ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống. Tuy nhiên giờ đây chị đã lấy lại được giọng nói trong sáng của mình, tìm lại được niềm vui trong công việc:
Xem thêm kinh nghiệm cải thiện viêm đau họng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác TẠI ĐÂY
Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Không chỉ người tiêu dùng mà rất nhiều chuyên gia đầu ngành cũng đánh giá cao hiệu quả của Tiêu Khiết Thanh.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm trị đau rát cổ họng, khản tiếng khi chưa biết rõ bệnh là gì có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, uống thuốc mãi không khỏi. Video dưới đây, TS Nguyễn Thị Vân Anh sẽ phân tích rõ hơn cho bạn:
Tóm lại, việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng liên cầu khuẩn là cần thiết nhưng phải dưới sự chỉ định của bác sĩ. Mọi ý kiến cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số tổng đài 1800.6103 MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI)/ kết bạn Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.
Khánh Vũ