Nói quá nhiều, la hét quá mức hay bất cứ tác động nào gây áp lực lên dây thanh đều có thể làm giọng nói của bạn bị khàn hoặc mất đi tạm thời. Đối với một số đối tượng đặc biệt, việc mất giọng hát chính là nỗi kinh hoàng và không biết làm sao để cải thiện. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo những cách cải thiện giọng hát có trong bài viết sau!
Nguyên nhân gây hại cho giọng hát
Có rất nhiều lý do khiến bạn bị mất giọng hát, đơn cử như bị ốm, cảm lạnh, cảm cúm... Ngoài ra, việc giọng hát thay đổi còn đến từ các nguyên nhân sau:
Hát trong một thời gian dài
Hoạt động hát cũng tương tự khi bạn nói, thậm chí có thể tác động một lực mạnh hơn lên dây thanh âm để tạo ra những âm trầm bổng, nhịp nhàng theo đúng giai điệu. Vì vậy, hát hoặc biểu diễn trong một thời gian dài cũng khiến dây thanh âm bị tổn thương, viêm nhiễm, dẫn đến hình thành u nhú, hạt xơ, polyp dây thanh, gây khàn tiếng mất giọng.
Hát quá nhiều làm dây thanh bị tổn thương dẫn đến mất giọng
>>> XEM THÊM: Hát nhiều bị khàn tiếng: Lời khuyên điều trị từ chuyên gia!
Ho, khạc nhổ đờm
Những người hút thuốc hoặc uống bia rượu nhiều thường có đờm mắc trong cổ họng, đặc biệt là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc lúc ăn một số thực phẩm, đồ uống có tính axit và các sản phẩm sữa. Chính vì vậy, họ luôn cảm thấy vướng víu, khó chịu, dẫn đến thói quen ho, khạc. Về lâu dài, điều này cũng có thể khiến niêm mạc thanh quản tổn thương, viêm nhiễm và gây ra chứng khàn tiếng mất giọng.
Uống ít nước
Nếu dây thanh không được làm ẩm và bôi trơn, chúng có thể bị khô, sưng viêm. Chính vì vậy, thanh quản sẽ gặp vấn đề nếu bạn không uống đủ nước, tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày.
Ăn đồ cay nóng
Ăn đồ cay nóng có thể làm tổn thương niêm mạc họng, đồng thời kích ứng dạ dày và gây ra hiện tượng trào ngược axit. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thanh quản, dẫn tới khàn tiếng mất giọng kéo dài.
Các thực phẩm cay nóng làm tổn thương niêm mạc họng và kích ứng dây thanh
Những cách lấy lại giọng hát sau khi bị mất
Nếu đột nhiên bị mất giọng hát mà không phải do các bệnh lý, bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và tránh những yếu tố kích ứng. Cụ thể:
Làm dịu kích ứng ở cổ họng
Khi bị mất giọng hát, cổ họng sẽ rất nhạy cảm và dễ kích ứng. Do đó, làm dịu cổ họng chính là điều đầu tiên bạn nên làm để giọng nói mềm mại trở lại. Dưới đây là những gợi ý cho bạn:
- Uống nhiều nước: Nước giúp bôi trơn cổ họng, giảm sưng viêm và kích ứng. Lưu ý, bạn nên uống nước ấm, thay vì nước quá nóng hay quá lạnh vì đều có thể làm niêm mạc họng thêm kích thích.
- Súc miệng với nước muối: Muối giúp sát khuẩn, cải thiện hơi thở có mùi hiệu quả.
- Uống trà mật ong: Cả 2 nguyên liệu có trong thức uống này đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp chống viêm, giảm đau. Kết cấu trơn mượt của mật ong sẽ gây đau đớn khi nuốt, hỗ trợ chữa lành vết thương.
- Xông họng với nước nóng: Cách này giúp làm ấm và tăng cường độ ẩm ở họng tự nhiên.
- Dùng viên ngậm: Các loại tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, bạch đàn… có trong viên ngậm giúp làm mát cổ họng, tăng tiết nước bọt, giảm đau tạm thời.
Uống nước là cách nhanh chóng giúp làm ẩm cổ họng và dịu kích thích
Cho cổ họng và thanh quản nghỉ ngơi
Giống như các cơ khác trong cơ thể, cơ miệng cũng rất dễ bị căng cứng và mệt mỏi nếu phải làm việc liên tục. Do đó, hãy cho giọng hát được nghỉ ngơi đầy đủ, nhất là sau những buổi biểu diễn kéo dài. Điều này sẽ giúp biểu mô phục hồi, giảm kích thích cho dây thanh và cổ họng.
Nếu phải trao đổi hay nói chuyện, hãy viết ra giấy thay vì thì thầm bởi hoạt động này cũng tương tự như khi bạn hát. Trong trường hợp bắt buộc phải nói, bạn nên mở khẩu hình vừa đủ và nói chuyện nhẹ nhàng.
Tiêu Khiết Thanh - Giải pháp thảo dược giúp giảm khàn tiếng, cải thiện giọng hát
Bên cạnh các biện pháp bảo vệ cổ họng, sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cũng được nhiều chuyên gia khuyên dùng để đẩy lùi khàn tiếng, giúp giọng hát luôn to khỏe. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh chính là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
Sản phẩm có thành phần nổi bật là cao rẻ quạt đã được nghiên cứu chứng minh giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Thêm nữa, thảo dược này còn ức chế các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp trên như tụ cầu, phế cầu… Ngoài ra, rẻ quạt còn được kết hợp với các dược liệu khác là bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng đường hô hấp.
Ra đời từ năm 2010, Tiêu Khiết Thanh đã được hàng ngàn người lựa chọn để giữ gìn giọng nói của mình. Điển hình như trường hợp của bà Nguyễn Thị Chuyền (ở Tây Hồ, Hà Nội) từng bị khàn tiếng gần 30 năm do công việc trước kia là giáo viên mầm non nên hay phải nói nhiều. May mắn sau khi biết đến và sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, giọng nói của bà Chuyền đã hết khàn, trong trẻo trở lại. Giờ đây, bà Chuyền có thể tự tin ca hát và vui đùa cùng các cháu mà không lo bị khàn tiếng nữa. Chi tiết bạn có thể xem TẠI ĐÂY.
Bà Chuyền đã lấy lại được giọng nói, tự tin ca hát nhờ Tiêu Khiết Thanh
>>> XEM THÊM: Người bị khàn tiếng mất giọng dùng Tiêu Khiết Thanh để cải thiện có hiệu quả không?
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.
Thay đổi lối sống để khắc phục giọng hát
Thay đổi một vài thói quen trong ăn uống, sinh hoạt cũng sẽ hỗ trợ bạn trong việc lấy lại giọng hát. Chẳng hạn:
- Thở bằng mũi: Nhiều người có thói quen thở bằng miệng mà không phải mũi, gây ra khô miệng và khiến giọng hát bị khàn. Vì vậy, hãy hít thở đúng cách để tránh tình trạng này.
- Tránh thực phẩm chứa axit: Những thức ăn như cà chua, socola, trái cây có múi, đồ ăn cay nóng… đều chứa axit có thể làm mòn các nếp gấp thanh quản. Để giọng hát nhanh cải thiện, bạn hãy tránh xa những thực phẩm này.
- Loại bỏ các chất kích thích: Khói thuốc lá, caffeine, cồn… đều là thủ phạm làm khô cổ họng và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác. Bạn hãy bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia trong thời gian giọng hát có vấn đề cho đến khi tổn thương được chữa lành.
Mất giọng hát dù là bất cứ lý do gì thì cũng đều ảnh hưởng đến tâm lý và công việc của người mắc. Thực hiện một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp giọng hát của bạn sớm trở về như ban đầu. Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại để lại thông tin bên dưới, các chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn.
Nguồn tham khảo
http://abcnews.go.com/Health/ColdandFluNews/story?id=6082396&page=1
https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/why-am-i-losing-my-voice