Viêm thanh quản thường khiến bệnh nhân bị khản tiếng, mất tiếng, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn.
Khản tiếng gây nhiều phiền toái nếu không được điều trị đúng cách
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản: những người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm, ngồi lâu trong điều hòa… Đặc biệt, người do công việc phải nói nhiều, nói to, liên tục như giáo viên, ca sĩ, bán hàng, tư vấn, phát thanh viên… rất dễ bị khản tiếng, mất tiếng bởi viêm thanh quản.
Triệu chứng của một đợt viêm thanh quản cấp thường là nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt, ho, đau họng. Tiếp đến, giọng nói bị khản, có đờm trong cổ họng, thậm chí mất tiếng. Nếu viêm thanh quản cấp kéo dài, tái phát nhiều lần sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thậm chí dẫn tới hạt xơ dây thanh, pôlip dây thanh, u nang dây thanh, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.
Để điều trị viêm thanh quản, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc chống viêm , kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm natri. Tuy nhiên, việc sử dụng những nhóm thuốc này trong thời gian dài có nhiều nguy cơ gây kháng thuốc và gặp một số tác dụng phụ.
Khản tiếng tái phát thường gặp ở người sử dụng nhiều giọng nói
Cụ thể như trường hợp chị Nguyễn Trân Huyền (Đội Cấn, Hà Nội), là nhân viên tư vấn khách hàng qua điện thoại, chị bị khản tiếng từ năm 2007. Dù chị đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời, sau một thời gian lại tái phát, thậm chí có khi mất hẳn tiếng.
Khản tiếng, đau rát họng là nỗi khổ chung của rất nhiều người bị viêm thanh quản do nghề nghiệp, đặc biệt ảnh hưởng đến công việc của người làm nghề giáo viên. Cụ thể với trường hợp cô giáo Nguyễn Thị Hà- sinh năm 1979 (trú tại nhà số 6, ngõ 112/29 phố Mễ Trì Thượng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải sống chung với bệnh viêm họng hạt, khản tiếng nhiều năm nay. Mỗi khi giảng bài chị đều phải dùng máy trợ giảng, cứ nói vài câu là lại bị hụt hơi, khản giọng rồi mất tiếng. “Hàng tháng, tôi đều bị viêm họng và uống thuốc kháng sinh khoảng 10 ngày. Buổi sáng và tối, tôi súc họng bằng nước muối loãng. Tuy nhiên, bệnh thường xuyên tái phát mặc dù tôi giữ gìn rất cẩn thận. Nếu chẳng may uống nước lạnh thì tôi còn bị viêm họng đến mức nổi hạch ở cổ. Tháng 8/2014, tôi đến bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ khám và được bác sĩ chẩn đoán bị hạt xơ dây thanh, chèn ép gây khản tiếng, mất tiếng nên phải phẫu thuật”. Tiếp tục câu chuyện, chị nói: “tôi vào viện cắt hạt xơ dây thanh. Về nhà, tôi kiêng nói 10 ngày, không ăn đồ lạnh và chất kích thích, tình trạng khản tiếng được cải thiện nhưng tôi vẫn bị viêm họng.
Giải pháp hoàn hảo giúp phòng ngừa tái phát viêm thanh quản, khản tiếng.
Hiện nay, xu hướng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm thanh quản, trong đó, sản phẩm dẫn đầu là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm được chiết xuất từ thành phần chính là rẻ quạt với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị các bệnh về họng, kết hợp cùng một số dược liệu khác như: bán biên liên, sói rừng, bồ công anh giúp giảm sưng đau, giảm các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trở lại câu chuyện của chị Huyền, dù đã áp dụng nhiều biện pháp như hấp chanh đường phèn, uống thuốc kháng sinh theo đơn… nhưng bệnh không thuyên giảm. Tuy nhiên, sau 3 tháng dùng Tiêu Khiết Thanh, chị đã cảm thấy giọng nói giảm dần khản tiếng, trở lại bình thường, nói nhiều hay ngồi điều hòa cũng không bị tái phát.
Cô giáo Hà cũng được nhiều đồng nghiệp khuyên nên dùng Tiêu Khiết Thanh, chị đã mua sản phẩm này về sử dụng. “Uống Tiêu Khiết Thanh được 3 tháng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần (sáng, tối), tôi thấy giọng nói trong hơn. Từ khi phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh và sử dụng Tiêu Khiết Thanh đến nay, tình trạng viêm họng của tôi đã giảm hẳn, giọng nói trong sáng, giảng bài cũng không phải dùng thiết bị trợ giảng nữa”. Chia sẻ thêm: Để đẩy lùi khản tiếng, mất tiếng, hiện nay, mỗi ngày chị đều đặn súc họng nước muối sinh lý vào buổi sáng và tối, uống Tiêu Khiết thanh thường xuyên, không uống nước lạnh, không ăn cay.
Tiêu Khiết Thanh hiện nay là lựa chọn ưu tiên của nhiều bác sĩ, người bệnh. 10 năm có mặt trên thị trường sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực người tiêu dùng, nhận được nhiều giải thưởng giá trị. Gần đây nhất, Tiêu Khiết Thanh vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu gia đình tin dùng” của báo Lao động thương binh và xã hội trao tặng vào tháng 10/2017.
Để phòng ngừa viêm thanh quản tái phát, bên cạnh việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh thường xuyên, người bệnh cần hạn chế nói, bổ sung vitamin, ăn hoa quả tươi, giữ ấm cổ họng; không hút thuốc lá, cai rượu bia…, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp; sử dụng công cụ hỗ trợ như micro, loa khi phát âm.
Thu Thủy