Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em nhưng mọi người lại hay nghĩ nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết hoặc cơ thể đang yếu nên mới nhiễm bệnh. Ít ai biết rằng, trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân phổ biến gây ra viêm họng. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, nếu phát hiện và điều trị sớm cho trẻ, bệnh dễ dàng được khắc phục.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng – Chớ coi thường!
Các nghiên cứu y khoa chứng minh rằng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất dễ biến chứng thành bệnh viêm họng mạn tính, viêm amidan và ung thư vòm họng. Bởi vậy, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần cẩn trọng khi biết mình bị trào ngược dạ dày thực quản. Trong dạ dày có chứa nhiều acid, enzym, dịch mật dùng để tiêu hóa thức ăn, nhưng khi bị trào ngược lên thực quản, các acid này sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây viêm xoang, viêm đường thở và viêm họng. Tình trạng trào ngược càng gặp nhiều hơn ở các em bé.
Trào ngược thực quản gây viêm họng ở trẻ
Các triệu chứng bao gồm:
- Đau rát ở ức lên ngực: Dịch trào ngược gây tổn thương cho những nơi chúng đi qua, chính vì vậy không chỉ có cổ họng bị đau rát mà khu vực ngực cũng bị ảnh hưởng.
- Khó nuốt, hay bị nghẹn: Do niêm mạc thực quản và họng bị sưng. Cũng có thể phần niêm mạc đã lành nhưng những vết tổn thương cũ bị đóng sẹo ảnh hưởng đến sự lưu thông của thức ăn.
- Thường xuyên ợ chua, ợ nóng: Đây chính là những biểu hiện rất điển hình của chứng trào ngược dạ dày. Khi hiện tượng ợ xảy ra, người bị viêm họng hay viêm xoang mũi càng cảm thấy đau đớn.
- Tăng lượng nước bọt tiết ra: Là phản ứng bình thường khi nồng độ acid trong khoang miệng cao bất thường, nước bọt tiết nhiều hơn chủ yếu để dung hòa acid dư thừa này.
Trong năm tháng đầu, trẻ sơ sinh thường trớ sữa, ói ngược thức ăn. Điều này về bản chất là trào ngược thanh quản (LPR). Tuy nhiên, ở hầu hết trẻ sơ sinh, đó là một sinh lý bình thường do trẻ chưa phát triển hoàn thiện cơ vòng thực quản trên và dưới, khoảng cách ngắn hơn từ dạ dày đến cổ họng, và trẻ luôn nằm ngang. Chỉ những trẻ sơ sinh gặp vấn đề liên quan đến đường thở mới cần đặc biệt chú ý thăm khám. Điều này rất quan trọng khi có các triệu chứng liên quan đến hô hấp. Trẻ sơ sinh và trẻ em không thể mô tả cảm giác như người lớn. Do đó, LPR chỉ được chẩn đoán thành công nếu cha mẹ nghi ngờ và đưa trẻ đi thăm khám. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy chú ý:
- Ho dai dẳng
- Thở rít, khò khè
- Nổi hạch
- Hen suyễn
- Rối loạn giấc ngủ (SDB)
- Trớ sữa, ói ngược thức ăn, khó nuốt
- Ngưng thở
- Không phát triển thể chất
Các phương pháp trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
Nên thực hiện lúc nghỉ, đặc biệt trong lúc ngủ. Nằm sấp, đầu nâng cao, nghiêng 20-30 độ, nằm nghiêng phải có lợi cho việc tống sạch dạ dày. Cần lưu ý nằm sấp có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ.
Bạn nên chế biến đồ ăn thành dạng sệt để trẻ dễ nuốt, như vậy có thể tránh hiện tượng thức ăn quá lỏng và lọt ra ngoài đi ngược lên thực quản.
Hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản như: Nước cam, quýt, bưởi, thực phẩm giàu chất béo, socola, cà phê, tỏi, hành, thức ăn cay, xốt cà chua…
Cho trẻ bú đúng tư thế, không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn. Khi đặt bé hoặc cho bé ngủ nên để đầu cao so với giường khoảng 30 độ, như vậy sẽ giúp cho thức ăn không bị trào ngược.
Cho trẻ ngủ đúng giờ và đúng tư thế
Bạn nên cho các bé ăn đúng giờ, đủ bữa, cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể thích nghi dần dần và nhịp nhàng với việc xử lý thức ăn. Các bậc phụ huynh nên tránh hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất có cồn trong phòng trẻ, hay trước mặt trẻ.
Cho trẻ bú, ăn đúng tư thế, đảm bảo núm ti của bình sữa có lỗ thoát sữa phù hợp với nhu cầu của trẻ để tránh bị sặc. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, không nên ép trẻ ăn quá no trong một bữa ăn, có định lượng thức ăn hợp lý với nhu cầu của trẻ. Sau khi cho trẻ ăn, giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng, tránh rung lắc nhiều khiến trẻ bị nôn trớ ra ngoài, hạn chế trẻ vừa ăn vừa vui đùa chạy nhảy. Thời kỳ trẻ ăn dặm, nên nấu đồ ăn đặc hơn và dễ tiêu hóa.
Trường hợp trẻ bị nôn, không nên cho ăn lại ngay, nên dùng nước ấm đánh sạch lưỡi hoặc cho trẻ súc miệng. Hãy kiên trì đợi ít nhất 20 phút để trạng thái tiêu hóa của trẻ bình thường lại thì mới cho ăn tiếp.
Nên hút mũi cho trẻ khi bị sặc thức ăn, sữa lên mũi. Chú ý khi bé ngủ, nên để bé nằm nghiêng tránh trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở, nếu không được sử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần phải điều trị triệt để nguyên nhân gây trào ngược, như thế sẽ không còn tác nhân gây kích ứng niêm mạc họng nữa. Bên cạnh đó, việc lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh cũng được chuyên gia khuyên dùng trong trường hợp này. Đây là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, kết hợp từ 4 vị thảo dược với thành phần chính là rẻ quạt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm. Rẻ quạt còn được mệnh danh là “kháng sinh thực vật” nên có tác dụng mạnh mẽ trong vai trò kháng khuẩn, ức chế các loại virus gây các bệnh đường hô hấp trên. Ngoài ra trong Tiêu Khiết Thanh còn có sự kết hợp của 3 dược liệu khác như: bán biên liên, sói rừng, bồ công anh giúp giảm sưng đau, giảm các triệu chứng nóng rát do viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Dưới đây, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn giảm đau rát cổ họng:
Thầy giáo Hồ Hoài Khanh (Q3- TP. HCM) chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi khản tiếng, đau họng, mọi người cùng lắng nghe:
Có thể nói trên đây là tổng hợp những thông tin về tình trạng trào ngược thực quản gây viêm họng ở trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức trị bệnh cho con mình.
Khánh Vũ