Viêm họng phù nề là tình trạng niêm mạc họng sưng to một cách bất thường, tấy đỏ và xung huyết tại các ổ viêm nhiễm. Tình trạng viêm này gây đau họng dữ dội, cản trở hoạt động ăn uống và nói chuyện, thậm chí tiềm ẩn một số biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm gì để cắt nhanh cơn đau do viêm họng phù nề, ngăn ngừa rủi ro?
Viêm họng phù nề là bệnh như thế nào?
Viêm họng phù nề là một dạng của bệnh viêm họng cấp tính nhưng ở mức độ nặng. Bệnh thường xuất hiện đồng thời với các tình trạng nhiễm trùng hô hấp khác như viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang… Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của virus, vi khuẩn mà nguy hiểm nhất chính là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ví dụ thay đổi thời tiết, ăn đồ cay nóng, hút thuốc lá…
Về cơ bản, triệu chứng của viêm họng phù nề không quá khác biệt so với viêm họng thông thường. Tuy nhiên, bệnh vẫn có một số điểm đặc trưng như:
- Niêm mạc họng tấy đỏ, phù nề ở 2 bên thành họng gây đau khi cơ miệng chuyển động (kể cả nuốt nước bọt).
- Ho nhiều, chủ yếu là ho khan, đôi khi ho có đờm, ho tăng khi nằm và sáng sớm.
- Sốt từ vừa đến cao do niêm mạc họng phù nề, xung huyết, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.
- Amidan sưng to, tấy đỏ, bề mặt amidan có thể xuất hiện mủ trắng.
- Sưng hạch bạch huyết.
Niêm mạc họng sưng tấy, đỏ rực do viêm nhiễm
>>> XEM THÊM: Viêm họng hạt là gì? Bật mí cách điều trị, phòng ngừa an toàn
Viêm họng phù nề có nguy hiểm không?
Viêm họng phù nề không chỉ gây đau khi nuốt mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm:
Biến chứng tại chỗ: Vùng amidan bị viêm và sưng tấy, quanh vùng niêm mạc họng bị áp-xe.
Biến chứng gần: Viêm họng mạn tính gây nên biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng. Ngoài ra còn dẫn đến viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.
Biến chứng xa: Viêm họng phù nề chuyển sang viêm họng mạn tính và gây nên viêm cầu thận cấp, viêm khớp.
Điều trị viêm họng phù nề như thế nào?
Viêm họng phù nề thường tự khỏi sau 3-5 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng. Tuy nhiên, nếu bệnh ở giai đoạn nặng, bạn cần phối hợp các biện pháp khác nhau để cải thiện triệu chứng, hạn chế nguy cơ tái phát.
Dùng thuốc tây điều trị viêm họng
Thuốc tây có thể giảm nhanh triệu chứng viêm, sưng đau khi bị viêm họng phù nề. Trong hầu hết các trường hợp viêm họng, nguyên nhân thường xuất phát là virus nên thuốc kháng sinh không được khuyến khích sử dụng. Nhưng nếu viêm họng do vi khuẩn, nhất là liên cầu tan huyết nhóm B hoặc có dấu hiệu bội nhiễm do virus, kháng sinh là điều cần thiết.
Thuốc kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó làm giảm triệu chứng sưng, viêm và ngăn chặn viêm lan rộng. Các thuốc kháng sinh thường dùng cho viêm họng phù nề và những bệnh lý hô hấp khác là: Beta lactam, macrolid…
Kháng sinh giúp giảm đau họng do vi khuẩn, ngăn ngừa biến chứng
Ngoài thuốc kháng sinh, thuốc chống xung huyết, giảm phù nề như alphachymotrypsin cũng được phối hợp để giảm sưng tấy vùng hầu họng. Nếu viêm nặng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định kháng viêm corticosteroid để ức chế phản ứng viêm. Một số trường hợp khác sẽ phải dùng thêm thuốc hạ sốt, giảm ho, dung dịch sát khuẩn họng… tùy vào triệu chứng và mức độ bệnh.
Mẹo dân gian giảm đau họng tại nhà
Dân gian ta có rất nhiều bài thuốc hay chuyên trị các bệnh hô hấp, trong đó có viêm họng. Những mẹo này hầu hết đều đơn giản, dễ làm và rẻ tiền, đặc biệt lành tính, ít khi gây tác dụng phụ. Nếu bạn mới chỉ đau họng, sưng phù nhẹ thì một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà dưới đây sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu đáng kể:
- Ngậm lá bạc hà: Thành phần chính của bạc là là tinh chất menthol có tác dụng giảm sưng đau, tấy đỏ tại cổ họng. Bạn chỉ cần hãm vài lá bạc hà với nước nóng trong vài phút rồi uống khi còn ầm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy họng thoáng và dễ chịu hơn.
- Uống trà mật ong – chanh: Cả chanh và mật ong đều giàu các chất chống oxy hóa, giảm đau, chống viêm tự nhiên. Bạn lấy ½ quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt rồi thêm 1-2 thìa mật ong nguyên chất vào 1 cốc nước ấm vừa đủ. Khuấy đều, uống 2-3 lần/ngày vừa giúp thanh lọc cơ thể, vừa sát khuẩn cho vùng họng.
Nước chanh và mật ong giúp sát khuẩn cho cổ họng, giảm sưng đau tạm thời
>>> XEM THÊM: Mách bạn 6 bí quyết “làm dịu” nóng rát cổ do viêm họng
Tiêu Khiết Thanh - Công thức từ thảo dược giúp đẩy lùi viêm họng phù nề tự nhiên, giảm tái phát
Bên cạnh thuốc tây, mẹo dân gian giảm đau họng tại nhà, một giải pháp ưu việt trong cải hiện viêm họng phù nề hiện nay là các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Trong đó, sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đang được giới chuyên gia và người dùng đánh giá cao với hơn 10 năm có mặt trên thị trường.
Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính từ cây rẻ quạt đã được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc quý trong điều trị các bệnh về họng, thanh quản. Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II có viết: Cao rẻ quạt (còn gọi là xạ can) được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng. Thân rễ rẻ quạt được nghiên cứu lâm sàng trên nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ em và viêm họng, viêm thanh quản ở người lớn có kết quả điều trị tốt ở 85% bệnh nhân viêm họng, viêm thanh quản…
Không những thế, Tiêu Khiết Thanh còn có các thành phần khác là bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho vùng họng. Nhờ vậy, sản phẩm không chỉ giảm sưng phù, cắt nhanh cơn đau họng trước mắt, mà còn phục hồi các niêm mạc bị tổn thương, phòng tránh bệnh tái phát.
Tiêu Khiết Thanh với thành phần nổi bật là rẻ quạt giúp kháng khuẩn, giảm viêm họng hiệu quả, an toàn
Hiệu quả giảm ho, đau họng, khàn tiếng của Tiêu Khiết Thanh đã được chứng thực qua một cuộc khảo sát của tạp chí kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021. Kết quả cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Điển hình là trường hợp của bà Vũ Thị Huệ (An Giang) thường xuyên bị đau họng, khàn tiếng không nói được do làm nghề bán hàng nên hay phải nói nhiều. Chi tiết về câu chuyện của bà Huệ, bạn có thể xem trong video dưới đây:
Cách phòng ngừa viêm họng phù nề hiệu quả, an toàn
Viêm họng phù nề là bệnh phổ biến và có thể xảy ra quanh năm, nhất là những thời điểm giao mùa. Để phòng tránh tình trạng này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, góp phần giảm viêm nhiễm cho cổ họng.
- Uống nhiều nước, không để cổ họng bị khô sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh trưởng. Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây, canh, súp… nhưng hãy tránh rượu và các thức uống chứa caffein vì chúng sẽ làm cơ thể mất nước.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay với cồn hoặc xà phòng thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc với người đang mắc các tình trạng viêm đường hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…
- Hạn chế ăn, uống đồ lạnh, giữ ấm cổ họng khi thời tiết lạnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm họng phù nề để bạn đọc tham khảo, từ đó biết cách xử lý và đối phó nếu không may gặp phải. Dù là bệnh thường gặp nhưng bạn đừng nên bỏ qua bởi nó có thể dẫn tới các biến chứng nặng hơn. Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp sử dụng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày để viêm họng không còn là nỗi lo nhé!
Nếu bạn còn thắc mắc về viêm họng phù nề, hãy bình luận xuống bên dưới để được hỗ trợ!
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/sore-throat
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/symptoms-causes/syc-20351635
https://www.nhs.uk/conditions/sore-throat/