Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng và cách đối phó hiệu quả nhất

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch non yếu và thường xuyên gặp phải các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vậy triệu chứng trẻ bị viêm họng là gì? Cách đối phó ra sao?. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bố mẹ cách xử lý khi trẻ bị viêm họng tại nhà.

Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng thường sẽ xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần lưu ý để xử lý kịp thời:

Ho, rát họng, ngạt mũi

Biểu hiện đặc trưng của trẻ là cảm thấy ngứa rát họng, ho liên tục. Ho có thể kèm theo đờm hoặc ho khan từng cơn. Ngoài ra, triệu chứng cổ họng đau rát thường sẽ làm trẻ khó chịu, đau khi nuốt nước bọt, thức ăn. Do đó, thời gian này cũng có thể làm trẻ ăn uống kém đi, nên có dấu hiệu sụt cân. 

Khi viêm họng, trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng ngạt mũi, khó thở, trẻ thường há miệng ra để thở, nhất là vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của trẻ. Với những trẻ nhỏ, các biểu hiện này thường làm con mệt mỏi và quấy khóc.

Trẻ thường xuyên cảm thấy rát họng, ho liên tục khi bị viêm họng

Trẻ thường xuyên cảm thấy rát họng, ho liên tục khi bị viêm họng

Trẻ bị sốt

Khi trẻ bị viêm họng, cơ thể sẽ phản ứng lại với các tác nhân gây viêm dẫn đến sốt cao. Thân nhiệt của trẻ khi sốt thường cao hơn so với người lớn, nhiệt độ lên đến 39-40 độ C. Khi thấy bé sốt cao, cha mẹ không nên chủ quan nhưng cũng cần bình tĩnh để xử trí. 

Khi đo nhiệt độ, trẻ sốt từ 38-39 độ, trẻ không quá mệt mỏi, li bì thì cha mẹ cho trẻ uống hạ sốt, chú ý thời gian giữa 2 lần uống cách nhau 4h. Có thể áp dụng kèm các biện pháp như chườm khăn cho trẻ. Nhưng nếu nhiệt độ trẻ lên cao, đồng thời thấy trẻ li bì, uể oải cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ bị nổi hạch

Một số trường hợp trẻ bị viêm họng cũng có thể xuất hiện hạch ở cổ, cổ họng của trẻ sẽ sưng đau, nếu kéo dài dẫn đến viêm họng mạn tính. 

Để xác định được tình trạng của con, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận và tìm ra nguyên nhân khiến trẻ viêm họng để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nổi hạch bạch huyết là một trong những triệu chứng khi trẻ bị viêm họng

Nổi hạch bạch huyết là một trong những triệu chứng khi trẻ bị viêm họng

Xem thêm: 5 triệu chứng viêm họng điển hình và giải pháp cải thiện hiệu quả từ thảo dược

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm họng

Thực tế, có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị viêm họng. Cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ để có cách điều trị đúng hướng, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Đa số nguyên nhân dẫn đến viêm họng ở trẻ là do sự tấn công của vi khuẩn, virus vào cơ thể, đặc biệt khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.

  • Trẻ bị viêm họng do virus: Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thống kê, nguyên nhân viêm họng do virus ở trẻ là phần lớn, chiếm tới 80%. Các chủng virus gây viêm họng chủ yếu là cúm, adenovirus, enterovirus,...
  • Trẻ bị viêm họng do vi khuẩn: Một số chủng vi khuẩn gây bệnh chủ yếu phải kể đến như liên cầu khuẩn Streptococcus, phế cầu, tụ cầu,... Hoặc viêm họng do nấm Candida cũng có thể là nguyên nhân cần lưu ý.

Bên cạnh đó, một số tác nhân bên ngoài cũng có thể khiến trẻ viêm họng như:

  • Thời tiết mưa ẩm, trở lạnh khiến cho vi khuẩn, virus dễ phát sinh và tấn công vào niêm mạc họng non yếu của trẻ.
  • Các tác nhân như khói thuốc, phấn hoa, bụi bẩn có trong không khí…
  • Trẻ hay mở miệng khi ngủ, làm cổ họng khô rát dẫn đến viêm họng.
  • Trẻ gặp các vấn đề răng miệng như viêm nướu lợi, nấm miệng cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công cổ họng.
  • Trẻ vui chơi với bạn bè, la hét quá to trong môi trường có nhiều tiếng ồn suốt thời gian dài.
  • Trẻ bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến acid trào ngược, tác động lên niêm mạc thanh quản, hầu họng.

Thống kê cho thấy virus là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị viêm họng

Thống kê cho thấy virus là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị viêm họng

Xem thêm: Trẻ bị viêm họng phải làm sao? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết này!

Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm họng

Khi bị viêm họng, trẻ sẽ cảm thấy mệt, quấy khóc và biếng ăn, điều này hẳn làm các bậc cha mẹ rất lo lắng. Trong trường hợp này, cha mẹ nên tìm hiểu và chăm sóc trẻ cẩn thận nhé.

  • Đầu tiên, trẻ cần được nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể thoải mái, giảm bớt tình trạng uể oải, mệt mỏi. Cha mẹ chú ý nên giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là bộ phần cổ và bàn chân, bàn tay.
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ: Nước hoặc các loại trà ấm sẽ giúp làm dịu niêm mạc họng cho trẻ. Không nên cho trẻ uống nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến tình trạng viêm tê hơn. Cha mẹ cũng có thể bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước hầm rau củ hay canh gà,...
  • Vệ sinh mũi họng đúng cách cho trẻ: Nếu trẻ quá bé, chưa tự làm sạch được cho mình, cha mẹ nên giúp trẻ làm sạch bằng cách dùng khăn mềm để rửa dịch mũi. Nếu dịch mũi nhiều, dùng bình hút mũi chuyên dụng để loại bỏ dịch. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn.
  • Làm sạch môi trường xung quanh trẻ: Nên tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện bệnh. Tránh để quạt, máy lạnh thẳng vào đầu trẻ, giữ nhiệt độ ổn định ở mức 25 độ là tốt nhất, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm khô không khí.
  • Điều chỉnh chế độ ăn khoa học: Để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ chế độ ăn uống khoa học. Thực phẩm bổ sung nên giàu vitamin, dưỡng chất. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, tránh ép trẻ ăn nhiều vào cùng một lúc, nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Nên bổ sung cho trẻ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp sức khỏe nhanh phục hồi

Nên bổ sung cho trẻ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp sức khỏe nhanh phục hồi

Bí quyết giúp hạn chế tình trạng trẻ bị viêm họng

Khi điều trị viêm họng, nhiều cha mẹ thường tự ý cho trẻ sử dụng các thuốc tây y dài ngày. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn những tác dụng phụ tới sức khỏe, có thể gây nhờn thuốc. 

Cũng vì lý do này mà các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra đời một giải pháp giúp hạn chế tình trạng trẻ bị viêm họng, ngăn ngừa biến chứng có nguồn gốc từ thảo dược nên rất an toàn đó là cốm Tiêu Khiết Thanh.

Bí quyết này đã được các bác sĩ Tai mũi họng đầu ngành đánh giá rất cao và khuyên cha mẹ nên dùng cho trẻ. Cốm Tiêu Khiết Thanh với thành phần chính là rẻ quạt, có tác dụng tương đương “kháng sinh thực vật” giúp ức chế vi khuẩn mà không gây kháng thuốc. Bên cạnh đó, các thảo dược quý trong cốm Tiêu Khiết Thanh còn có bán biên liên, sói rừng, bồ công anh, kinh giới và cỏ lào. Đây đều là các dược liệu được nghiên cứu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc họng, thanh quản vốn bị tổn thương. 

Hơn nữa, sản phẩm còn được bổ sung các thành phần rất tốt cho sức khỏe của trẻ là vitamin C, vitamin D3 và kẽm gluconat, giúp nâng cao hệ miễn dịch,, rút ngắn thời gian mắc bệnh, phòng ngừa tái phát.

Cốm Tiêu Khiết Thanh giúp trẻ giảm viêm họng, phòng ngừa tái phát

Cốm Tiêu Khiết Thanh giúp trẻ giảm viêm họng, phòng ngừa tái phát

Xem thêm: Trẻ bị viêm họng hạt có nguy hiểm không? Tại sao nên dùng sản phẩm thảo dược để cải thiện?

Với những thông tin bài viết cung cấp, hy vọng cha mẹ đã có được phương pháp xử lý khi trẻ bị viêm họng tại nhà. Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số hotline 0917.212.364 hoặc để lại thông tin bên dưới phần bình luận để được chuyên gia tư vấn giải đáp.



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH
    VTC1, VTC14 BÙNG NỔ TIN TỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: TRÊN 90% NGƯỜI TIÊU DÙNG HÀI LÒNG KHI SỬ DỤNG SẢN PHẨM TIÊU KHIẾT THANH

    Ngày 24/1/2021, kênh truyền hình số VTC1 và VTC14 tưng bừng đưa tin về chương trình tọa đàm chia sẻ thông tin và công bố kết quả khảo sát: “Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng về hiệu quả của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh” diễn ra tại Tòa soạn Thời báo Kinh tế chiều 20/1. Theo đó, trên 90% người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh.

  • Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn
    Bị khàn tiếng lâu ngày có sao không? PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khản tiếng như cảm lạnh, dị vậy, dậy thì... tuy nhiên nếu hiện tượng khản tiếng lâu ngày không khỏi thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. PGS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh tư vấn.

  • 5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết
    5 nguyên nhân gây viêm thanh quản ai cũng mắc mà không biết

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Vậy, những nguyên nhân nào gây viêm thanh quản mà bạn dễ dàng bỏ qua? Làm cách nào để phòng bệnh viêm thanh quản?

  • 6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh
    6 cách chữa viêm thanh quản không dùng kháng sinh

    Viêm thanh quản là căn bệnh xuất hiện phổ biến khi thời tiết thay đổi, dễ gặp ở người làm giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người diễn thuyết… Nhiều người khi bị viêm thanh quản là nghĩ ngay tới liệu pháp kháng sinh mà không biết rằng thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi. Vậy phương pháp chữa viêm thanh quản an toàn, không dùng kháng sinh là gì? Bài viết sau sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin bất ngờ.